Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Một loại virus đột biến mới đang lan rộng nhanh chóng ở Hoa Kỳ kể từ cuối tháng 12/2022 đã được phát hiện ở Nhật Bản. Theo các nhà nghiên cứu, khả năng miễn dịch được tạo ra bởi vắc-xin và kháng thể cũng khó chống chọi với loại vi rút đột biến này. Liệu điều này có dẫn đến sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh? Và có nên tiêm vắc-xin không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của LocoBee để có câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
“XBB.1.5” lây lan rộng rãi, nhanh chóng ở Mỹ
“XBB.1.5” là một loại virus đột biến “XBB” kết hợp 2 loại của chủng “BA.2” lây lan từ khoảng mùa xuân năm 2022 giữa các biến chủng Omicron và các đột biến khác. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ phát hiện bệnh đã gia tăng nhanh chóng từ khoảng tháng 12 năm 2022 chủ yếu ở phía Đông như New York khiến nó trở thành loại virus đột biến có khả năng lây lan lớn nhất hiện tại. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 49,1% người mới nhiễm loại virus Corona chủng mới trong tuần từ ngày 15-21/1 đã được phát hiện mang trong người chủng virus mới “XBB.1.5”.
Theo báo cáo hàng tuần của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 11/1, việc phát hiện “XBB.1.5” đã được báo cáo từ 38 quốc gia cho đến nay. Dữ liệu về “XBB.1.5” vẫn còn hạn chế và theo báo cáo hàng tuần ngày 19 tháng 1, toàn bộ dòng “XBB” chiếm 8,36% các loại vi rút corona chủng mới được báo cáo trên toàn thế giới vào tuần cuối cùng của năm. WHO nhận định “điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc chủng XBB trên toàn cầu. Vào ngày 11/1, WHO đã công bố đánh giá rủi ro của “XBB.1.5”. Theo đó, chủng vi rút này tương đối dễ lây lan ở Hoa Kỳ nhưng cần phải phân tích thêm. Dữ liệu thử nghiệm sơ bộ cho thấy khả năng thoát khỏi miễn dịch có được từ các lần nhiễm bệnh và tiêm chủng trong quá khứ cao hơn so với vi rút đột biến chủng Omicron.
Tuy nhiên, chưa có dữ liệu lâm sàng về mức độ nghiêm trọng của sự lây nhiễm, cũng như không có đột biến nào được xác định có thể dẫn đến những thay đổi về mức độ nghiêm trọng. Trên hết, mặc dù dữ liệu hiện còn hạn chế, nhưng nó có thể dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm trên toàn cầu.
XBB 1.5 có phải là đột biến dễ dàng ảnh hưởng đến tế bào người?
Một nhóm nghiên cứu “G2P-Nhật Bản” do Giáo sư Sato Kei của Viện Khoa học Y tế, Đại học Tokyo đứng đầu đã tạo ra một loại vi rút nhân tạo bằng cách sao chép các đặc điểm của “XBB.1.5” và tiến hành thí nghiệm. Sau khi tiêm vắc-xin, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máu của những người bị nhiễm biến chủng Omicron BA.5 – chủng chủ đạo trong đợt lây nhiễm thứ 7 sau mùa hè năm 2022 – để điều tra phản ứng miễn dịch đối với XBB.1.5
Thí nghiệm cho thấy, hoạt tính của kháng thể trung hòa ức chế vi rút chỉ bằng khoảng 1/10 so với kháng thể BA.5, thể hiện khả năng chống miễn dịch của nó. Ngoài ra, kết quả cho thấy khả năng lây nhiễm có thể đang tăng lên. Khi virus corona chủng mới lây nhiễm sang người, nó sẽ gắn vào một loại protein có tên là ACE2 trên bề mặt tế bào. Vi rút dễ lây nhiễm hơn khi chúng dễ dàng bám vào tế bào người.
“XBB.1.5” có một đột biến mới “F486P”. Theo giáo sư Sato, nhờ đột biến này mà “XBB.1.5” có khả năng liên kết với protein trên bề mặt tế bào tăng gấp 4,3 lần so với virus đột biến không đột biến. Ở các virus đột biến trước đây, rất khó để đạt được khả năng thoát khỏi kháng thể trung hòa” và khả năng tăng sức mạnh liên kết giống như XBB.1.5.
Một sự đột biến lớn chưa từng thấy trước đây
Giáo sư Sato cho biết “Người ta cho rằng khả năng phá vỡ hệ thống miễn dịch đã tăng lên và các đột biến khác đã được thêm vào XBB.1.5, có thể nói đây là chủng virus nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm tế bào và dễ dàng lây lan. Mặt khác, mức độ nghiêm trọng và độc lực của virus vẫn chưa rõ ràng”. Họ báo cáo rằng việc lây nhiễm vi rút “XBB” cho chuột đồng từ một người bị nhiễm bệnh đã gây ra viêm phổi và tổn thương ở mức độ tương tự như các biến chủng Omicron trước đây. Giáo sư Sato cho biết “XBB” dường như không tăng khả năng gây ra các triệu chứng.
Các tình huống lây nhiễm virus khác nhau
“XBB.1.5” được coi là dễ chống lại khả năng miễn dịch và có khả năng lây nhiễm cao, nhưng cho đến nay nó vẫn chưa lan rộng ra bên ngoài Hoa Kỳ và ngay cả tại Hoa Kỳ, nó cũng chưa gây ra sự lây nhiễm bùng nổ trên toàn quốc. Ngoài ra, trên thế giới và cả ở Nhật Bản, một loại virus đột biến cụ thể hầu như không chiếm tỷ lệ quá cao và nhiều chủng loại vi-rút khác nhau vẫn đang cùng tồn tại.
Tại Nhật Bản, theo các tài liệu do Chính quyền thành phố Tokyo trình bày tại cuộc họp vào ngày 19/1, cho đến nay, 22 trường hợp mắc chủng “XBB.1.5” đã được phát hiện ở Tokyo. Trong tuần trước ngày 2/1, tỷ lệ phát hiện là 0,3%, đây không phải là một mức tăng lớn. Theo dữ liệu được trình bày tại cuộc họp, tất cả các loại virus đột biến được phát hiện trong tuần tính đến đầu tháng 1 đều thuộc chủng Omicron, theo thứ tự giảm dần:
- BA.5: 50,6% (Chính thức từ mùa hè năm 2022)
- BQ.1.1: 16,2% (Đột biến được thêm vào “BQ.1”)
- BF.7: 14,2% (Đột biến được thêm vào “BA.5”, được cho là đã lan rộng ở Trung Quốc)
- BN.1: 10,4% (Đột biến được thêm vào “BA.2.75”)
- BQ.1: 3,6% (Được chuyển đổi thành “BA.5”)
- BA.2,75: 3,2% (Đột biến bổ sung cho “BA.2”)
- BA.2: 1,3% (Lây lan mạnh từ mùa xuân đến mùa hè 2022)
- XBB.1.5: 0,3%
- XBB: 0,2%
Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Phó Giáo sư Takeuchi Hiroaki của Đại học Y và Nha khoa Tokyo, người đang điều tra gen của virus Corona đột biến, “XBB.1.5” chưa được phát hiện từ các bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Y và Nha khoa Tokyo. Khi họ phân tích gen của loại virus corona chủng mới ở 13 bệnh nhân nhập viện trong 2 tuần cho đến ngày 9 tháng 1, tất cả chúng đều thuộc chủng Omicron.
- BQ1.1: được phát hiện có ở 3 người
- BF.7: được phát hiện có ở 3 người
- BN.1: được phát hiện có ở 5 người
- XBB.1.5: không được phát hiện
Hầu hết trong số 13 bệnh nhân đều trên 60 tuổi và có các bệnh lý nền từ trước, nhưng không ai trong số họ có biến chứng nghiêm trọng.
Liệu có làn sóng tái lây nhiễm mới do XBB.1.5?
Điều gì sẽ xảy ra nếu “XBB.1.5” tiếp tục phát triển trong tương lai?
XBB.1.5 có xu hướng tránh khả năng miễn dịch rộng rãi do các kháng thể trung hòa thu được từ các lần tiêm chủng và lây nhiễm trước đó. Hiện tại, các ca lây nhiễm trong nước đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, XBB.1.5 được coi là có nguy cơ gây ra đợt bùng phát dịch bệnh mới trong tương lai. Tại Hoa Kỳ, số lượng người nhiễm bệnh không tăng, nhưng tỷ lệ phát hiện XBB.1.5 đang có chiều hướng gia tăng. Điều này cho thấy chủng này chắc chắn đang lan rộng, vì vậy có thể mất một thời gian nữa, nhưng rất có khả năng XBB.1.5 sẽ lây lan rất nhanh ở ở Châu u và Nhật Bản. Chúng ta phải tiếp tục theo dõi tình hình, bao gồm cả tình hình ở Hoa Kỳ, để xem liệu số người nhiễm bệnh có tăng không tăng nhanh khi quá trình thay thế diễn ra.
Thông tin ưu đãi du lịch dành cho người đã tiêm vắc xin COVID-19
Tiêm phòng chủng Omicron có cần thiết không?
Ngoài ra, về tác động đối với tình hình lây nhiễm trong tương lai, có thể giả định rằng số người nhiễm bệnh sẽ tăng trở lại. Tại Nhật Bản, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng làn sóng thứ 8 đã lên đến đỉnh điểm nhưng tình trạng hàng chục nghìn người nhiễm bệnh mỗi ngày vẫn sẽ tiếp diễn. Có khả năng “Làn sóng thứ 8” sẽ kéo dài hoặc “Làn sóng thứ 9” sẽ xảy ra sau khi số người nhiễm bệnh giảm đi. Có vẻ như số người nhiễm bệnh vốn đang giảm sẽ lại tăng lên do kháng thể trung hòa hoạt động không hiệu quả lắm. Nhưng điều đó không có nghĩa là rằng vắc-xin hoàn toàn không có tác dụng. Điều quan trọng là phải tiêm vắc-xin chủng Omicron để tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
Vắc xin omicron là gì và bệnh nhân có nên tiêm sau khi nhiễm bệnh không?
Nguồn: NHK
Biên tập: LocoBee
bình luận