[Lương hưu tại Nhật Bản] Số tiền sẽ giảm trong tương lai?

Nhiều ý kiến cho rằng do tỷ lệ sinh giảm và dân số già nên số tiền lương hưu mà mọi người có thể nhận được trong tương lai sẽ giảm đi, có thực sự đúng như vậy không? Cùng với những thay đổi trong phong cách làm việc và thành phần hộ gia đình, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi hệ thống lương hưu. Nếu hệ thống này thay đổi thì sao?

Sau đây LocoBee sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này có những ảnh hưởng đến tiền lương hưu trong tương lai như thế nào.

 

Lương hưu có bị giảm trong thời gian tới không?

Hiện nay có thông tin rằng, tương lai mọi người không thể nhận lương hưu như mong muốn do tỷ lệ sinh giảm và dân số già, điều này khiến thế hệ trẻ đang rất lo lắng.

Trên thực tế, do dân số ngày càng giảm, chắc chắn khoản lương hưu mà bạn nhận được trong tương lai sẽ giảm đi đáng kể. Lý do đầu tiên phải kể đến đó chính là: hệ thống lương hưu của Nhật Bản dựa trên hệ thống thanh toán theo mức sử dụng. Hệ thống này là một hệ thống mà trong đó phí bảo hiểm do những người trẻ tuổi đóng hiện tại trở thành tiền lương hưu của người già. Nói cách khác, khi những người trẻ ngày nay già đi, lương hưu của họ sẽ do những người trẻ thời đó trả.

Hầu hết các quốc gia có hệ thống lương hưu công cộng đều có hệ thống này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ rằng lương hưu là một hệ thống trong đó họ sẽ nhận được số tiền mà họ đã tiết kiệm được giống như một tài khoản tiết kiệm trong tương lai khi họ già đi. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Lúc đầu, nhà nước triển khai bằng phương pháp tích lũy. Nhưng cách làm này không suôn sẻ do lạm phát sau chiến tranh và các yếu tố khác, và sau đó họ đã chuyển sang hệ thống thanh toán theo mức sử dụng như hiện tại. Quỹ dự phòng đang tăng lên hàng năm và đạt khoảng 204,6 nghìn tỷ yên vào năm 2021. Đây là số tiền gần gấp đôi ngân sách quốc gia. Vậy thì, tiền lương hưu được chi trả bao nhiêu mỗi năm? Trong năm tài chính 2020, nó là khoảng 53 nghìn tỷ yên. Như vậy có thể thấy, thoạt nhìn thì có vẻ quỹ dự trữ rất nhiều, nhưng thực tế nó chưa trả đủ 4 năm lương hưu.

Một lý do khác khiến mức lương hưu thấp hơn là tỷ lệ sinh giảm và dân số già. Số thanh niên đóng bảo hiểm giảm do tỷ lệ sinh giảm, số người già hưởng lương hưu tăng. Để tăng số tiền trong quỹ dự trữ, nhà nước phải thu tiền mà việc này sẽ khiến phí bảo hiểm tăng. Điều này dẫn tới việc ngày càng có nhiều lời chỉ trích rằng thế hệ lao động không thể chịu được gánh nặng ngày càng tăng.

Năm 2004, chính phủ đã thực hiện những sửa đổi lớn đối với hệ thống lương hưu. Đầu tiên là đặt giới hạn cao hơn cho phí bảo hiểm (18,3% mức lương phân chia giữa lao động và quản lý) và quyết định không tăng vượt quá mức đó. Sau khi sửa đổi thì ngược lại hoàn toàn, quyết định quản lý lương hưu theo thu nhập (tiền đóng bảo hiểm). Khi phí bảo hiểm giảm, lương hưu sẽ giảm theo. Đó là một cơ chế được gọi là trượt kinh tế vĩ mô. Theo ước tính của chính phủ vào năm 2019, mức độ này sẽ giảm khoảng 20% ​​trong 30 năm.

Chế độ trợ cấp lương hưu trọn gói dành cho người nước ngoài

 

Làm thế nào để ngăn chặn việc lương hưu bị giảm?

Phương án đầu tiên là tăng tiền phí bảo hiểm nhưng phương án này chỉ thực hiện được đến một ngưỡng nhất định. Vậy còn phương án tăng số lượng người lao động thì sao?

Đây cũng là 1 phương án khả thi, nhiều người làm việc hơn có nghĩa là nhiều người trả phí bảo hiểm hơn. Giờ đây, luật cho phép người lao động làm đến 70 tuổi giúp họ dễ dàng tiếp tục công việc hơn ngay cả khi đã già. Luật này được thi hành vào tháng 4 năm nay. Nhiệm vụ của tất cả các công ty là đảm bảo rằng những nhân viên muốn làm việc có thể làm việc cho đến khi 70 tuổi.

Hơn nữa, với mục đích tạo ra một xã hội trong đó tất cả 100 triệu người đều tham gia lao động một cách tích cực, chính phủ đang thực hiện các biện pháp để tạo ra môi trường mà mọi người, kể cả phụ nữ đang nuôi con nhỏ, đều có thể làm việc dễ dàng. Trên thực tế, mặc dù dân số Nhật Bản đang giảm nhưng số lượng người đi làm ngày càng tăng.

Trước hết, phí bảo hiểm hưu trí của nhân viên là một hệ thống tỷ lệ cố định (tỷ lệ thanh toán là cố định, không phải số tiền phải trả) và đó là 18,3% tiền lương, tỷ lệ % bình đẳng giữa công ty và nhân viên. Vì vậy, nếu tiền lương tăng, phí bảo hiểm sẽ tăng và quỹ hưu trí sẽ tăng.

Tuy nhiên, có 1 sự thật đáng kinh ngạc đó là tiền lương hầu như không tăng ở Nhật Bản trong 30 năm qua. Điều đáng chú ý là sự ra đời của hệ thống trả lương dựa trên việc làm mà Thủ tướng Kishida bất ngờ công bố tại Mỹ mới đây như một biện pháp nâng cao năng suất và tăng lương.

Ở châu Âu và Hoa Kỳ, làm việc theo nội dung công việc và chức vụ được quyết định trước trong hợp đồng là điều bình thường, và mức lương được xác định bởi công việc. Tuy nhiên ở Nhật Bản, tư cách thành viên trong một công ty là điều duy nhất cố định và tính chất công việc thường xuyên thay đổi do hoàn cảnh của công ty (chuyển công tác, thuyên chuyển). Tiền lương được xác định bởi các tiêu chí của con người như tuổi tác, thời gian phục vụ và kỳ vọng cho tương lai. Điều này sẽ giúp tăng chất lượng lao động, cũng như giúp người lao động có nhiều cơ hội tăng lương hơn.

Rào cản thay đổi công việc rất lớn và nếu bạn không chịu khó trau dồi trong một thời gian dài, tiền lương của bạn sẽ không tăng. Ngoài ra, mức lương cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa nhân viên bình thường và nhân viên chất lượng cao.

 

Hệ thống lương hưu sẽ thay đổi như thế nào?

Hệ thống chính sách lương hưu được kiểm tra 5 năm một lần để xem có cần sửa đổi hay không. Dù thay đổi như thế nào, tiền lương hưu cũng phải đảm bảo 1 nguyên tắc rất quan trọng, đó là đảm bảo tỷ lệ thay thế thu nhập là 50%.

[Lương hưu tại Nhật Bản] Trả bao nhiêu? Nhận lại bao nhiêu?

 

Tỷ lệ thay thế thu nhập là gì?

Tỷ lệ thay thế thu nhập sẽ cho biết bao nhiêu phần trăm tiền lương trung bình của một người lao động được trả tại thời điểm khi một hộ gia đình kiểu mẫu là một cặp vợ chồng bắt đầu nhận lương hưu. Luật quy định chính phủ đảm bảo tỷ lệ thay thế thu nhập là 50%.

Hộ gia đình kiểu mẫu là hộ gia đình như thế nào? Đó là hộ có chồng là một cựu nhân viên văn phòng đã làm việc 40 năm với mức lương trung bình, còn người vợ là bà nội trợ toàn thời gian. Đây được gọi là “mô hình Showa”. Trên thực tế, tính đến năm 1985, số hộ gia đình có người vợ là nội trợ toàn thời gian cao gấp 1,3 lần so với số hộ có thu nhập kép.

Tình hình hiện đã hoàn toàn đảo ngược và số hộ gia đình có thu nhập kép nhiều hơn gấp đôi so với các bà nội trợ toàn thời gian. Ngoài ra, loại hộ gia đình phổ biến nhất ở Nhật Bản hiện nay là hộ gia đình 1 người, chiếm 38% tổng số hộ gia đình. Con số này là kết quả của bối cảnh tỷ lệ kết hôn tại Nhật đang suy giảm. Tính đến năm 2020, có tới 28,3% nam giới và 17,8% nữ giới chưa từng kết hôn ở tuổi 50.

Hơn nữa, gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến tỷ lệ sinh đang giảm hơn dự kiến. Do đó, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng tỷ lệ thay thế thu nhập của lương hưu dự kiến ​​sẽ giảm xuống dưới 50% trong thời gian tới. Nếu giảm xuống dưới 50% sẽ vi phạm quy định về bảo hiểm hưu trí, vì vậy, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đang bắt đầu phác thảo kế hoạch sửa đổi sớm. Nhiều đề xuất khác nhau đã được đưa ra, chẳng hạn như tăng lượng thuế đầu vào, thay đổi cách áp dụng chỉ số kinh tế vĩ mô và kéo dài thời gian đóng phí bảo hiểm hưu trí quốc gia. Hệ thống lương hưu cần phải thay đổi theo thời gian. Với lần sửa đổi vào tháng 4 năm nay, phạm vi lựa chọn độ tuổi bắt đầu nhận trợ cấp đã được đẩy xuống 75 tuổi. Sắp tới sẽ có nhiều sự đổi mới khác, và LocoBee sẽ cập nhật trong các bài viết sắp tới.

Nenkin Netto – kiểm tra lương hưu online ở Nhật

Chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân của Nhật Bản

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook