Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn quản lý và tổ chức Shikigaku, với sự tham gia của 2.204 người được hỏi trên khắp Nhật Bản trong độ tuổi từ 20 đến 49, cho thấy 34,8% đã trải qua một số hình thức quấy rối tại nơi làm việc. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phần trăm giữa phụ nữ và nam giới, tương ứng là 35,6% và 34,2%.
50 hành vi bắt nạt – chèn ép trong công ty Nhật (tổng hợp)
Khoảng 300 người từng bị quấy rối được hỏi về bản chất của hành vi quấy rối. Loại phổ biến nhất là “quấy rối quyền lực” (lạm dụng quyền lực) với tỷ lệ 71,0%, tiếp theo là “quấy rối tinh thần” (quấy rối tâm lý) với tỷ lệ 43,0% và “quấy rối tình dục” với tỷ lệ 21,0%. Những người khác trích dẫn “quấy rối do rượu”, mô tả phổ biến nhất là áp lực phải uống rượu và “quấy rối cá nhân” hoặc châm trọc ngoại hình, lối sống của ai đó.
Trong số những người được khảo sát, 36,0% đã báo cáo các trường hợp quấy rối với công ty của họ, trong khi 64,0% thì không. Lý do chính của việc không báo cáo hành vi quấy rối, được 59,4% đưa ra, là cảm giác rằng làm như vậy sẽ không thay đổi được tình hình. Thật vậy, trong số những người đã báo cáo các trường hợp quấy rối, 47,2% nói rằng công ty đã không có động thái gì sau đó.
Trong số những người bị quấy rối, 20,7% đã có hành động chống lại kẻ quấy rối. Một số câu trả lời bao gồm ghi chép chi tiết về vụ việc để đưa vào báo cáo cho công ty.
Điểm thay đổi về Luật chống quấy rối tại nơi làm việc của Nhật
Nguồn: Nippon.com
Biên tập: LocoBee