Đừng gấp tập hồ sơ khi đi xin việc ở Nhật

Cập nhật ngày: 6/10/2023

Cách người Nhật cư xử với giấy tờ trong công việc và đời sống có liên quan mật thiết đến văn hóa của Nhật Bản. Nếu bạn đã từng thắc mắc tại sao bề ngoài của 1 bản sơ yếu lý lịch lại có thể tác động đến việc bạn có thể đỗ phỏng vấn khi đi xin việc hay không thì sau đây sẽ là lời giải thích của LocoBee.

 

Bối cảnh lịch sử

Nhật Bản là đất nước của giấy. Có nhiều người chưa bao giờ gửi một lá thư hay một tấm bưu thiếp nào trước khi chuyển đến Nhật Bản. Nhưng khi đến Nhật, họ bắt đầu phải làm quen với việc đó. Ngày nay, e-mail và internet nói chung đã được sử dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta khiến phần lớn chúng ta quên đi rằng rất nhiều năm về trước thư và bưu thiếp là phương tiện liên lạc chính kết nối mọi người ở những nơi xa xôi với nhau.

Sự khác biệt giữa cách người Nhật và người phương Tây suy nghĩ về văn hóa sử dụng giấy, xuất phát từ nhiều khía cạnh văn hóa, gắn liền với lịch sử. Giấy Nhật Bản luôn có ý nghĩa tôn giáo khi nói đến các nghi lễ của Thần đạo. “Yonte” là một loại giấy chuyên dụng trong nghi lễ của các đền thờ, ngày nay vẫn có thể được nhìn thấy treo ở nhiều nơi.

Các phương pháp xử lý giấy vô cùng cầu kỳ của người Nhật có thời kỳ nguyên thủy có thể cho ta biết rằng một tờ giấy trắng hoàn hảo có một ý nghĩa đặc biệt. Đó là vật tốt nhất, có giá trị nhất, tinh khiết nhất. Điều này xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác nhau.

Ngay cả trong cuộc sống thường ngày, một tờ giấy trắng cũng có ý nghĩa đặc biệt. Những nét vẽ đầu tiên lên 1 tờ giấy trắng sẽ quyết định giá trị của tờ giấy đó. Có tờ giấy trở thành bức tranh có giá trị hàng ngàn đô, có tờ giấy thì lại trở thành giấy vụn trong sọt giác. Cuộc sống của mỗi chúng ta chính là như vậy đấy!

Tại Hoa Kỳ, các tài liệu về sự thành lập của quốc gia này được viết trên giấy. Kinh thánh, cũng được viết trên giấy, là cơ sở cho các nghi thức tôn giáo sau này. Giấy có tầm quan trọng đối với tất cả các quốc gia, các thời đại khác nhau, tuy nhiên tầm quan trọng của giấy thì không phải quốc gia nào cũng giống nhau. Giấy là phương tiện mà con người có thể viết lên trên đó, da, đất sét, đá…cũng có thể được coi là những loại giấy cổ xưa. Nhưng giấy không phải là công cụ để chúng ta giao tiếp, sau đó vứt bỏ.

Trong suy nghĩ từ xa xưa của người Nhật, họ coi giấy như một thứ gì đó có vẻ đẹp thẩm mỹ, để đánh giá đúng với giá trị của nó. Nghi lễ Pantheism và Shinto là nguồn gốc của khái niệm này: Ý tưởng rằng có thần, hay chính xác hơn là Kami (神 – Thần, từ cùng âm với 紙 – Giấy) trong mọi thứ chính là lý do tại sao người Nhật lại có suy nghĩ truyền thống về các đồ vật rằng chúng luôn có giá trị vốn có; bởi vì chúng được thấm nhuần một ý nghĩa tinh thần cụ thể.

 

Giấy của thời hiện đại

Những suy nghĩ truyền thống đã bị xói mòn phần lớn bởi thời gian. Ví dụ, thị trường điện thoại đã qua sử dụng của Nhật Bản rẻ nhất trên thế giới, bởi vì người Nhật là những người khá kỹ tính, cầu kỳ, họ đơn giản là không muốn dùng điện thoại đã qua sử dụng, do sẽ có những lỗi nhỏ mà họ không mong muốn.

Tuy nhiên, ngay cả trong thời đại ngày nay, việc gấp giấy tờ ở Nhật Bản có thể là một điều cấm kỵ trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt là trong môi trường công sở. Bạn có thể nhanh chóng phản biện điều này bằng origami, một loại hình nghệ thuật Nhật Bản hoàn toàn dựa trên việc gấp giấy. Tuy nhiên, nếu đó là điều không liên quan đến nghệ thuật, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch thì sao?

Nghệ thuật gấp giấy Origami Nhật Bản

Bạn có thể đi xin việc với 1 tập hồ sơ bị gấp đôi ở Mỹ hoặc các nước Châu u mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Nhưng nếu bạn xin việc ở các nước phương Đông, đặc biệt là Nhật Bản, thì điều tương tự sẽ không xảy ra đâu. Nếu hành động như vậy, bạn sẽ bị coi là thô lỗ, không tôn trọng người phỏng vấn.

1 lưu ý nữa là khi bạn nhận được biên lai từ một nhân viên cửa hàng ở Nhật Bản, biên lai đó thường được giao cho bạn bằng cả hai tay. Nếu bạn vò nát nó và nhét nó vào túi, bạn đang thầm nói với nhân viên giao dịch rằng thứ họ đưa cho bạn là vô giá trị. Đôi khi những hành động nhỏ cũng có thể khiến đối phương cảm thấy rằng họ bị xúc phạm. Với tư cách là người nước ngoài sống tại Nhật, bạn nên lưu ý điều này.

Văn hoá trao đổi danh thiếp – 12 quy tắc sống còn của nhân viên công ty Nhật

Một ví dụ khác là danh thiếp. Đừng gấp danh thiếp hoặc nhét nó vào túi khi bạn nhận được từ 1 người Nhật. Danh thiếp cần được trân trọng giống như 1 món quà, vì nó có chứa các thông tin giá trị từ đối phương. Hành vi nhét vào túi hoặc gấp danh thiếp 1 cách vô tình khiến đối phương cảm thấy bị xúc phạm. Điều này thật sự rất tồi tệ, nếu bạn đi gặp khách hàng hoặc đối tác quan trọng. Do vậy, hãy luôn ghi nhớ điều này nhé!

 

Tư duy của người Nhật

Có 1 câu nói là: Khi bạn vứt bỏ một thứ gì đó, hãy cảm ơn nó vì công dụng của nó đã mang lại cho bạn. Bạn có thể không tin vì giấy là 1 thứ rất nhẹ, nhưng nó sẽ giúp bạn có thói quen nhận ra, như nhiều người Nhật vẫn làm, rằng đồ vật không nhất thiết phải phục vụ bạn, mà là bạn sống chung với chúng và cần cảm ơn vì những gì chúng mang lại.

Đó là lý do mà 1 lần nữa, bạn hãy luôn nhớ là không được vò, cuộn, gấp hay xé tờ giấy được trao cho bạn khi người trao cho bạn vẫn còn ở đó. Kể cả, đúng là tờ giấy đó không quan trọng, nhưng hãy luôn tôn trọng đối phương. Đó sẽ là 1 thói quen tốt, và có ích cho bạn trong cuộc sống cũng như công việc.

Doanh nghiệp Nhật và chính sách làm việc đến tuổi 70

 

Tổng hợp LocoBee

 

Facebook