Sữa ở Nhật Bản – những điều bạn có thể chưa biết

Rất nhiều sản phẩm trong các quầy sữa của một siêu thị Nhật Bản trông giống như sữa về mặt kỹ thuật có thể không phải là sữa. Điều này có thể gây ra sự khó hiểu cho người nước ngoài nhưng cũng rất thú vị. Cùng LocoBee tìm hiểu về sữa ở Nhật nhé.

10 chuỗi cửa hàng 100 yên nổi tiếng ở Nhật

Lịch sử của sữa ở Nhật Bản

Nhiều người cho rằng người Nhật đã chỉ tiêu thụ sữa trong khoảng 150 năm. Việc tiêu thụ bắt đầu sau khi đất nước Nhật mở cửa các hải cảng kết nối với các quốc gia khác trên thế giới và đặc biêt là việc tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây. Họ không có một lịch sử đủ lâu với đồ uống này. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác.

Lịch sử của sữa ở Nhật Bản thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ 6 khi Hoàng đế Kinmei chào đón một linh mục từ vùng đất nay là Hàn Quốc đến triều đình của mình. Người đàn ông này đưa cho người cai trị những cuốn sách về y học cổ truyền từ đất liền, một số trong đó có các công thức làm thuốc lợi sữa cũng như hướng dẫn về cách nuôi và vắt sữa bò. Một hậu duệ của linh mục sau đó đã tặng sữa bò nguyên chất cho Hoàng đế Kotoku vào thế kỷ thứ 7. Nhà vua rất ấn tượng, ông đã phong cho người đàn ông một danh hiệu có thể tạm dịch là “Bộ trưởng Bộ Sữa”. Sau đó ông được giao nhiệm vụ sản xuất đồ uống cho triều đình. Chẳng bao lâu, các trang trại bò sữa hoàng gia mọc lên khắp Nhật Bản, mặc dù việc uống sữa phần lớn vẫn là một thú tiêu khiển của giới quý tộc.

Đúng là việc uống sữa phổ biến ở Nhật Bản chỉ phát triển trong thời kỳ phục hồi Minh Trị vào thế kỷ 19, nhưng không phải họ bắt đầu hoàn toàn lại từ đầu. Đất nước này đã đạt được những bước tiến lớn để bù đắp khoảng thời gian đã mất, nhanh chóng quảng bá sữa như một trong những siêu thực phẩm đầu tiên của Nhật Bản. Chẳng bao lâu, sữa đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày ở Nhật. Các sản phẩm liên quan đến sữa đa dạng đến nỗi giờ đây họ có rất nhiều loại khác nhau, một số loại có thể trông giống như sữa nhưng theo các quy định về sữa thì không thể gọi là sữa.

 

Thuật ngữ về sữa ở Nhật Bản

Phần lớn sữa Nhật có hàm lượng chất béo 3,6%, loại đã được tiệt trùng. Ở Nhật Bản, chỉ loại đồ uống đạt tiêu chuẩn này mới có thể được gọi là 牛乳 (gyunyu), một thuật ngữ đơn giản có nghĩa là “sữa bò”. Bạn có thể tìm thấy nó được viết trên hộp.

Hoặc, bạn có thể dùng ngón tay để sờ xung quanh để tìm vết lõm nhỏ ở đầu hộp. Điều này đã được đưa ra để giúp những người mù nhận biết sữa thông thường tại cửa hàng (mặc dù thực tế không phổ biến). Sản phẩm cũng có thể được mô tả là 成分 無調整 (seibun muchosei), có nghĩa là “thành phần chưa được điều chỉnh”. Điều này giúp phân biệt nó với các dạng gyunyu khác như 低脂肪 牛乳 (teishibo gyunyu), nghĩa là ít béo hoặc 無脂肪 牛乳 (mushibo gyunyu), nghĩa là không béo. Một từ khác cần tìm là 有機 (yuki), có nghĩa là “hữu cơ”.

Nếu bạn đã sống ở Nhật Bản đủ lâu, rất có thể bạn đã vô tình mua 乳飲料 (nyuinryo) thay vì gyunyu. Nhãn này thường xuất hiện ở đâu đó trên thành hộp nên rất dễ nhầm với sữa thông thường. Tương tự đối với thành phần của nó, mặc dù một số người có thể nhận thấy một chút khác biệt về hương vị. Nyuinryo, có nghĩa là “sữa uống” về cơ bản là gyunyu trộn với các thành phần không phải sữa như canxi, sắt, hoặc thậm chí cà phê và nước ép trái cây, v.v. Bao bì bên ngoài cho thức uống sữa có hương vị như sữa dâu rất khác với nyuinryo. Tuy nhiên, từ quan điểm quy định pháp luật, chúng giống nhau.

Ngoài ra ở Nhật còn có 加工乳 (kakonyu), hoặc “sữa chế biến”, là món gyunyu được trộn với các thành phần bổ sung có nguồn gốc từ sữa như kem hoặc bơ. Về thuật ngữ ミルク (miruku), phiên bản Nhật hóa của từ “sữa”, mô tả hợp pháp tất cả các loại sữa (như sữa dê và sữa cừu). Vì vậy về mặt kỹ thuật, nó cũng phải bao gồm cả gyunyu, nhưng gyunyu chỉ có thể được gọi là miruku nếu nó có hàm lượng chất béo ít nhất là 4%.

 

Tại sao người Nhật có nhiều loại sữa nhưng cơ thể có đặc tính không dung nạp lactose?

Không ai thực sự biết được bao nhiêu phần trăm dân số Nhật Bản không dung nạp lactose. Các số liệu nằm trong khoảng từ 40 đến 98 phần trăm. Sự thật là rất nhiều người Nhật có mức độ enzyme lactase thấp – là loại enzyme giúp phân hủy sữa. Người ta cho rằng tình trạng không dung nạp lactose ở Nhật Bản thực sự có thể là do môi trường hơn là do di truyền.

Một điều khác cần ghi nhớ là “không dung nạp lactose” là một thuật ngữ rất rộng. Đối với một số người, nó có thể có nghĩa là làm suy nhược cơn co thắt dạ dày trong khi đối với những người khác, nó có thể có nghĩa là không đáng kể như không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng từ đồ uống. 

Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm về một số kiến thức về sữa ở Nhật. Bạn yêu thích sản phẩm sữa nào nhất, hãy chia sẻ để LocoBee được biết nhé!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

10 nơi mua sắm ở Nhật nên biết khi đến xứ Phù Tang

 

Tổng hợp LocoBee

Facebook