Làm thế nào để giới thiệu doanh nghiệp một cách hoàn hảo ở Nhật Bản?
Phần giới thiệu là một phần quan trọng trong kinh doanh và phỏng vấn xin việc làm, đặc biệt trong trường hợp công ty đối tác/công ty phỏng vấn là công ty Nhật Bản. Việc tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa là điều cần thiết giúp bạn gây ấn tượng tốt ngay từ phần giới thiệu, nhờ đó có thể giúp bạn đạt được thỏa thuận mong muốn.
Lời giới thiệu về doanh nghiệp có thể khiến bạn có chút căng thẳng vì đó là phần mở đầu của cuộc gặp mặt. Điều bắt buộc là phải tự tin và tạo ấn tượng tốt. Chắc sẽ còn nhiều áp lực hơn khi bạn giới thiệu bản thân và công ty của mình ở một quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản! Nhưng đừng lo, bài viết này của LocoBee sẽ giúp bạn.
Nội dung bài viết
Trang phục gây ấn tượng
Trang phục công sở ở Nhật thường trang trọng. Có lẽ các công ty nhỏ hơn hoặc các công ty mới thành lập có thể linh hoạt hơn một chút. Tuy nhiên, hãy nhớ mặc vest lịch sự cho bất kỳ buổi giới thiệu doanh nghiệp quan trọng nào. Nếu bạn đã từng sống ở Nhật Bản, bạn sẽ biết rõ về cái nóng gay gắt của mùa hè. Hầu hết các công ty đều cho phép mặc “trang phục thoải mái” (trang phục đơn giản) để có thể chống chọi với cái nóng. Nhưng hãy cảnh giác với loại trang phục này nếu đây là lần gặp gỡ đầu tiên. Cố gắng chọn những chiếc áo sơ mi ngắn tay nhưng vẫn có cổ.
Ngoài ra, hãy nhớ cởi giày của bạn. Nếu bạn không chắc địa điểm mình vào có cần cởi giày hay không thì hãy để hành động của người khác, hoặc chú ý quan sát xem có chỗ để giày hay không. Hãy mang tất mới nhất (và sạch nhất!). Đối với các bạn nữ, nếu bạn đi giày, mặc váy thì hãy mang theo một đôi tất dự phòng. Chắc hẳn bạn không muốn có cảm giác bối rối khó xử nếu có vấn đề không may xảy ra đúng không?
Đúng giờ!
Ở Nhật Bản, “nếu bạn đến đúng giờ có nghĩa là bạn đến muộn”. Điều này có vẻ nghiêm khắc đối với người nước ngoài, nhưng nó vẫn đúng trong nhiều sự kiện gặp mặt, kinh doanh của Nhật Bản. Hãy đến trước giờ bắt đầu cuộc họp 5 phút, đừng đến sát giờ nhé.
Ngồi vào vị trí nào?
Được rồi! Bạn đã đến nơi gặp mặt, thật háo hức đúng không?
Đầu tiên, hãy ngồi vào vị trí phù hợp. Luôn đứng lên nếu bạn muốn giới thiệu bản thân của mình với người khác. Ngay cả khi những người khác đang ngồi, cách tốt nhất là đứng lên một cách lịch sự. Nếu bạn có đồng nghiệp đi gặp đối tác cùng, tốt nhất bạn nên giới thiệu theo thứ tự cấp trên – dưới. Điều này xuất phát từ việc tôn trọng thứ tự trên – dưới rất khắt khe trong văn hóa Nhật Bản.
Khi bạn giới thiệu từng người, hãy bao gồm cả tên và chức danh của họ. Nếu có thể, bạn cũng có thể thêm một chút thông tin về từng người. Ví dụ: bạn có thể nói sơ qua về một dự án tương tự mà đồng nghiệp đã làm việc hoặc họ đã làm việc trong bao lâu công ty. Khi chọn chỗ ngồi, hãy lưu ý không nên ngồi tùy tiện ở chiếc ghế có sẵn gần nhất! Chú ý là người chủ trì cuộc họp sẽ ở vị trí trung tâm. Người có vị trí cao nhất tiếp theo sẽ ngồi cạnh người chủ trì.
Có cần cúi chào khi giới thiệu doanh nghiệp với đối tác Nhật Bản không?
Có chứ, một số công ty Nhật Bản có thể không mong đợi bạn cúi đầu, do họ hiểu sự khác biệt về văn hóa. Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, bạn có thể thường thấy những nhà lãnh đạo Nhật Bản đưa tay bắt tay theo kiểu phương Tây. Tuy nhiên, việc cúi chào luôn luôn được đánh giá cao. Để cúi chào một cách lịch sự, hãy giữ cổ và lưng thẳng và cúi gập từ thắt lưng một góc 30°. Hành động khiêm tốn này chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt ban đầu cho đối phương.
Danh thiếp
Có 1 số nguyên tắc nhất định đối với việc trao đổi danh thiếp ở Nhật Bản. Dưới đây là những điều cơ bản:
Đưa danh thiếp
- Nếu bạn đang bán thứ gì đó hoặc đến để bàn về việc ký kết hợp đồng, bạn sẽ phải trao danh thiếp của mình trước
- Khi đưa danh thiếp của bạn cho đối tác, hãy đưa danh thiếp của bạn hướng lên trên, phần chữ hướng về phía người nhận. Giữ danh thiếp ở các góc dưới cùng bằng cả hai tay.
- Cúi đầu khiêm tốn khi bạn đưa danh thiếp cho họ
- Không đưa quá nhanh hoặc quá tùy tiện
Nhận danh thiếp
- Nhận thẻ bằng cả hai tay
- Xem qua danh thiếp. Hãy dành một chút thời gian để đọc chi tiết danh thiếp. Xác nhận lại cách gọi tên đối phương nếu cần thiết
- Đặt thẻ vào hộp đựng, nếu có thể
- Không viết ghi chú hoặc làm bẩn thẻ
Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn
Hãy nhớ rằng những cử chỉ vô tư mà bạn nghĩ nó là vô hại có thể được hiểu rất khác trong môi trường kinh doanh ở Nhật Bản. Ví dụ như xì mũi. Ở 1 số nước, điều này được chấp nhận rộng rãi. Vào mùa đông, nó thường rất cần thiết! Nhưng ở Nhật, xì mũi trước mặt người khác có vẻ hơi bẩn và mất vệ sinh. Vậy nên, đừng làm điều này trước mặt đối tác nhé.
Ngoài ra, tay không được đút túi quần. Tự ý đút tay vào quần trông hơi thiếu tôn trọng đối phương, và thể hiện sự ngông nghênh. Thậm chí, bạn biết không, Thống đốc Tokyo đã từng bị chỉ trích nặng nề vì đút tay vào túi quần trong một sự kiện Olympic Tokyo.
Cuối cùng, đừng chỉ tay! Chỉ tay vào người, địa điểm hoặc đồ vật bằng một ngón tay là điều kiêng kị. Hãy đưa cả bàn tay lên và hướng về nơi bạn muốn chỉ, việc này sẽ thân thiện và đáng tin cậy hơn rất nhiều!
LocoBee hy vọng bài viết này đã giúp bạn có định hướng cho phần giới thiệu doanh nghiệp khi làm việc với đối tác Nhật Bản. Hãy theo dõi các bài viết thú vị khác của LocoBee nhé!
4 yếu tố quyết định năng lực làm việc
Tổng hợp: LocoBee
bình luận