Bạn đã bao giờ đi một chiếc xe trượt điện (hay còn gọi là xe scooter điện) chưa?
Theo 1 số nguồn tin, có một số người đã gặp nguy hiểm khi di chuyển bằng xe Scooter. Đặc biệt là khi các quy tắc điều khiển xe rất phức tạp và có thể khó xử lý trong một số tình huống bất ngờ. Vậy thì chúng ta cần phải làm gì để đi xe an toàn?
Nội dung bài viết
Xe trượt điện là gì?
Xe trượt điện được coi là 1 loại phương tiện đi lại theo Luật giao thông đường bộ Nhật Bản. Vì vậy bạn phải có giấy phép mới có thể sử dụng xe trên đường. Giấy phép sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính năng của xe trượt điện như:
- Tốc độ tối đa 30 km/h trở xuống cần dùng loại giấy phép cho xe mô tô/xe đạp điện dưới 50 phân khối
- Tốc độ tối đa trên 30 km/h cần dùng giấy phép cho xe 2 bánh, mô tô trên 50 phân khối
Vì nó được coi như một phương tiện nên cần phải lắp thêm biển số, đèn nháy, gương… Khi lái xe phải đi bên trái và không đi trên vỉa hè. Ngoài ra, người đi xe trượt điện phải đội mũ bảo hiểm.
Sự gia tăng nhanh chóng của các loại xe trượt điện
Xe trượt điện là loại xe có hai bánh và một tay cầm, chạy bằng cách vận hành chân ga và phanh. Hiện nay, đây là một phương tiện giao thông thuận tiện, phổ biến ở các khu vực thành thị như Tokyo và Osaka. Kể từ tháng 4 năm ngoái, một doanh nghiệp được chính phủ phê duyệt đã cho thuê xe trượt điện trong thành phố như một thử nghiệm và quy định di chuyển với tốc độ tối đa là 15km/h trở xuống.
Hiện nay, xe trượt điện đã có mặt ở 19 tỉnh thành trên toàn quốc như một phương tiện đi lại hàng ngày, bổ sung thêm một loại phương tiện cho giao thông công cộng và là một phương tiện giao thông mới để du khách có thể tham quan ngắm cảnh.
Các vụ tai nạn liên quan đến xe trượt điện ngày càng gia tăng
Một nam giới khoảng 30 tuổi ở tỉnh Saitama thường quay video khi đang lái xe. Anh này đã mua 1 chiếc xe trượt điện vào 3 tháng trước và bắt đầu dùng nó. Vào tháng 4 năm nay, khi người này cố gắng đi thẳng qua ngã tư, một chiếc xe ô tô hạng nhẹ đã rẽ phải từ làn đường đang đi tới. Người ta nói rằng anh ta đã phanh gấp nhưng không thể tránh ô tô và bị ngã. Tác động của vụ va chạm khiến cơ thể anh này xoay tròn và nằm dưới gầm xe ô tô. Sau khi trải qua vụ tai nạn, anh này kể lại và nói thêm “đi thì dễ nhưng lái giỏi thì không dễ”.
Xe trượt điện dễ bị ảnh hưởng bởi mặt đường, và người ta nói rằng cần phải làm quen với tư thế ngồi ổn định cũng như đạp phanh nhịp nhàng. Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia, số vụ tai nạn xe trượt điện đã tăng thêm 4 vụ từ đầu năm đến nay. Có tổng số 9 tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. Trong khi đó, tổng số vụ của năm ngoái chỉ là khoảng 27 vụ.
Tai nạn chết người đầu tiên vì xe trượt điện
Theo cảnh sát, một người đàn ông khoảng 50 tuổi đang đi xe trượt điện trong bãi đậu xe của một chung cư tại thành phố Tokyo thì va chạm với 1 chiếc ô tô đang đỗ. Kết quả ông đã bị ngã và đập đầu rất mạnh và tử vong. Vì xe trượt điện có cấu tạo đơn giản và không cần phải phải đội mũ bảo hiểm nên nhiều người không đội mũ khi tham gia giao thông.
Số vụ bắt giữ liên quan đến xe trượt điện từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 3 năm nay là 265 vụ trên toàn quốc.
- 164 trường hợp (62%) vì “phân làn giao thông” như lái xe trên vỉa hè
- 28 trường hợp (11%) vì bỏ qua đèn tín hiệu giao thông
- 22 trường hợp (8%) vì không dừng xe tạm thời
- 13 trường hợp do bảo trì kém (5%)
- Nguyên nhân khác là 38 (14%)
Ngoài ra, tình trạng say rượu lái xe đang có xu hướng gia tăng. Ở Tokyo, có 39 trường hợp đã bị bắt vào cuối tháng trước. Tại Osaka, vào đêm ngày 13/10, cảnh sát đã tiến hành rà soát việc sử dụng xe trượt điện ở 11 nơi, bao gồm cả trung tâm thành phố Osaka. Mặc dù không có quy định bắt giữ người dùng xe trượt điện khi say rượu nhưng có 44 trường hợp vi phạm như không lắp gương, chạy trên vỉa hè.
Viện nghiên cứu công nghệ phân tích tai nạn – nơi thực hiện giám định các vụ tai nạn giao thông – đã tạo ra và phát hành một đoạn video mô phỏng tình huống khi xe trượt điện và một người va chạm. Giả thiết rằng một chiếc xe trượt điện chạy với vận tốc 19 km/h đâm vào người đi bộ. Khi xe chạm vào người đi bộ, người đi bộ ngã dữ dội và đập mạnh xuống đất. Tác động còn lớn hơn nếu người lái xe bị ngã và đè lên người đi bộ.
Ông Kaoru Aimi thuộc Phòng thí nghiệm công nghệ phân tích tai nạn cho biết: “Có nhiều người không tuân thủ quy định giao thông như lái xe khi say rượu, lái xe lên vỉa hè. Nếu cứ tình hình này, số vụ tai nạn nghiêm trọng trong tương lai có thể sẽ tăng lên nhanh chóng. Tôi đã thử mua và chạy xe trượt điện và có cảm giác như chiếc xe không ổn định, thường chao đảo khi tiến về phía trước. Ngoài ra, chúng tôi kêu gọi người lái xe đội mũ bảo hiểm để phòng tránh nguy cơ gây thương tích nặng cho người lái xe khi ngã. Ngoài ra, khi đi xe trượt điện sẽ ở tư thế đứng, đầu ngẩng cao, nếu lỡ bị ngã đập đầu thì người lái xe sẽ bị thương nặng, do đó tôi đề nghị bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Đi loại xe này rất dễ ngã, chỉ cần sơ sẩy một chút là đã rất nguy hiểm rồi”.
Tai nạn giao thông ở Nhật năm 2021
Thay đổi luật giao thông
Các quy định giao thông đang được xem xét lại do việc sử dụng xe trượt điện dần phổ biến như một phương tiện di chuyển dễ dàng và thuận tiện. Theo Luật giao thông đường bộ Nhật Bản sửa đổi có hiệu lực từ tháng 4 năm 2024 quy định:
- Xe trượt điện có chiều dài thân từ 190cm và rộng 60cm với tốc độ tối đa từ 20km/h trở xuống sẽ được xác định là “xe đạp có động cơ loại nhỏ”
- Người dưới 16 tuổi không được đi xe trượt điện nhưng nếu đủ tuổi thì cũng không cần phải có bằng lái xe. Ngoài lòng đường, có thể chạy trên làn đường dành cho xe đạp và đường dành cho xe đạp
- Về nguyên tắc, việc đi trên vỉa hè bị cấm nhưng được phép có ngoại lệ nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như có thể kiểm soát tốc độ tối đa là 6km/h
- Đội mũ bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc
Các cuộc thảo luận về an toàn đang tiếp tục và chính quyền sẽ tiếp tục xem xét các vấn đề như việc bắt buộc sử dụng bằng lái xe và mũ bảo hiểm. Các doanh nghiệp cũng đang tập trung vào các biện pháp để đảm bảo rằng người dùng có thể sử dụng chúng một cách an toàn. Trong số này, LUUP – công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe trượt điện ở Tokyo, Osaka đã đưa ra điều kiện để được đi xe là: phải có đăng kí bằng lái xe, phải tham gia kí thi kiểm tra luật giao thông đường bộ trước và trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Đồng thời nỗ lực khuyến khích người dùng lái xe an toàn bằng cách hiển thị màn hình xác nhận các quy tắc an toàn mọi lúc.
Để ngăn chặn tình trạng lái xe trong tình trạng say rượu, các cơ quan chức năng đã bắt đầu kêu gọi ngăn chặn việc lái xe khi say rượu ở những nơi có nhiều người sử dụng vào ban đêm, chủ yếu là vào cuối tuần.
Lưu ý khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông ở Nhật
Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Nguồn: NHK
Biên tập: LocoBee
bình luận