Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Vào thời điểm mà “làn sóng thứ 7” của đại dịch corona chủng xuống, đã có tin đồn về “làn sóng thứ 8” đang đến. Liệu làn sóng thứ 8 có thực sự đến, và nếu có thì nó sẽ lớn như thế nào, xảy ra khi nào và chúng ta nên chuẩn bị như thế nào?
Nội dung bài viết
Thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
Tại cuộc họp chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi vào ngày 12/10, các chuyên gia đã cùng thảo luận về làn sóng thứ 8. Sau cuộc họp, chủ tịch Wakita Takaji chỉ ra rằng ở nước ngoài, số người nhiễm bệnh và số người nhập viện đang ở mức tương đương với làn sóng từ trước đến nay, thậm chí còn có xu hướng lớn hơn.
Trên hết, đã có lập luận rằng “Sự lây nhiễm bệnh chắc chắn sẽ xảy ra ở Nhật Bản. Trong tình huống khó thực hiện các biện pháp hạn chế mạnh, chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ về những biện pháp có thể thực hiện trong trường hợp y tế khẩn cấp”.
Ngày 13/10, chủ tịch Omi của hội đồng chuyên môn cũng cho biết “Các chuyên gia y tế đã bày tỏ cảm giác khủng hoảng rằng chỉ riêng virus corona chủng mới đã gây ra sự nhiễm bệnh vượt quá nhiều so với đợt 7. Ở châu Âu, tỉ lệ tiêm chủng khá cao mà tỉ lệ người bị nhiễm tự nhiên cao hơn nhiều so với ở Nhật Bản. Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế – xã hội đang khởi sắc, nhiều chuyên gia có chung nhận định rằng nguy cơ lây nhiễm virus corona khá lớn ở Nhật Bản vào mùa đông năm nay. Nếu điều này kết hợp với dịch cúm, có nguy cơ hệ thống y tế sẽ phải gánh thêm gánh nặng”.
Nhiều người có miễn dịch nhưng số ca nhiễm thì gia tăng
Chủ tịch Omi và các chuyên gia khác có chung nhận định về độ nguy hiểm của “làn sóng thứ 8”. Trong khi số lượng ca nhiễm mới trên toàn thế giới có xu hướng giảm thì số người nhiễm và nhập viện ở châu Âu ngày càng tăng mặc dù rất nhiều người đã nhiễm bệnh và có miễn dịch.
Theo trang web “Our World in Data” do các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh điều hành, số ca nhiễm mới trên một triệu dân ở Đức là 3.000 ca vào cuối tháng 3, và sau đó tăng lên 1.100 ca vào giữa tháng 7. Sau đó lại giảm xuống còn khoảng 350 ca vào đầu tháng 9 nhưng đã vượt quá 1.000 ca một lần nữa kể từ đầu tháng 10.
Theo các tài liệu do Giáo sư Nishiura Hiroshi của Đại học Kyoto gửi tới cuộc họp chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thì tại Đức, số bệnh nhân nhập viện đã tăng mạnh kể từ cuối tháng 9 và năm ngoái khi biến chủng Delta và BA.1 của Omicron lan rộng và có thể vượt đỉnh vào mùa xuân.
Tại Pháp, sau khi trải qua một đợt lây nhiễm cực kỳ lớn lên tới 5.400 ca trên một triệu dân vào cuối tháng 1, có những thời điểm con số này lên tới khoảng 2.000 ca vào cuối tháng 5 và đầu tháng 7, nhưng đã giảm xuống còn 240 ca vào đầu tháng 9. Tuy nhiên hiện tại nó đã tăng lên, và có khoảng 840 ca vào giữa tháng 10.
Ở châu Âu, các quy định khác nhau đã được thực hiện để nới lỏng các biện pháp hạn chế. Ở Nhật Bản cũng vậy, các biện pháp biên giới đã được nới lỏng đáng kể từ ngày 11 tháng này, giới hạn số người nhập cảnh vào đất nước này đã được dỡ bỏ, hỗ trợ đi lại trên toàn quốc đã bắt đầu và giao lưu giữa người với người ngày càng tăng.
Số người nhiễm bệnh ở Nhật Bản “chạm đáy”
Tại Nhật Bản, các chuyên gia đang bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cho thấy số lượng người nhiễm bệnh đang chạm đáy. Trong làn sóng thứ 7 do chủng Omicron BA.5 gây ra, số người nhiễm bệnh tiếp tục giảm trong gần 2 tháng sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 8.
Số người nhiễm trung bình hàng tuần trên toàn quốc giảm từ khoảng 227.000 ca vào ngày 24/8 xuống còn khoảng 26.000 ca vào ngày 11/10. Tuy nhiên, gần đây, con số này đã không thay đổi hoặc tăng lên, đạt khoảng 31.600 ca vào ngày 17/10.
“Làn sóng thứ 8” xảy đến vào lúc nào?
Theo Giáo sư Nishiura của Đại học Kyoto, nhìn vào dữ liệu từ châu Âu thì “làn sóng thứ 8” sẽ đến Nhật Bản trong một tương lai không xa và quy mô có thể sẽ khá lớn. Sẽ có nhiều sự nới lỏng hơn và thông điệp về việc không cần phải đeo khẩu trang khiến mọi người nghĩ rằng không còn tình huống nguy hiểm xảy ra.
Giáo sư Hirata Terumasa thuộc Viện Công nghệ Nagoya đã sử dụng AI để dự đoán số người nhiễm bệnh trong tương lai dựa trên ảnh hưởng của cả miễn dịch có được khi tiêm chủng và miễn dịch có được khi bị nhiễm bệnh, kết quả cho thấy dịch sẽ bắt đầu tăng từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023.
- Giả sử rằng số người gần như đã trở lại trạng thái trước khi có sự lây lan của virus corona chủng mới và hành vi của mọi người như tổ chức bữa tối và đeo khẩu trang sẽ tiếp tục diễn ra triệt để như hiện tại, người ta dự đoán rằng sẽ không có sự gia tăng đáng kể về số lượng người nhiễm bệnh trong tương lai
- Nếu các hoạt động của người dân như tiệc cuối năm trở nên sôi động trong những ngày nghỉ cuối năm và năm mới, số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày ở Tokyo sẽ vào khoảng 10.300 ca mỗi tuần từ giữa đến cuối tháng 1 năm sau (2023)
- Ngoài ra, giả sử rằng các hành động đã được nới lỏng hơn so với các kỳ nghỉ lễ cuối năm và năm mới, dự đoán rằng số người nhiễm sẽ bắt đầu tăng từ giữa tháng 12 và sẽ lên đến hơn 14.000 ca từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 1 năm 2023
Vắc-xin đã tiến triển và nhiều người đã bị nhiễm trong làn sóng thứ 7, vì vậy người ta tin rằng nhiều người đã duy trì được một mức độ miễn dịch nhất định. Nếu việc này tiếp tục, đợt lây nhiễm tiếp theo có thể sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên nếu chúng ta cởi bỏ khẩu trang và thoải mái hơn trong giao tiếp thì số lượng người nhiễm bệnh có thể sẽ tăng lên. Số lượng người nhiễm bệnh tăng hay không tùy thuộc vào hành động của chính mỗi cá nhận vào dịp cuối năm và dịp Tết Dương lịch này.
Làn sóng thứ 8 có xuất hiện chủng mới không?
Giáo sư Nishiura của Đại học Kyoto đã báo cáo tại một cuộc họp chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội vào ngày 21/9 dựa trên nghiên cứu ở nước ngoài rằng tốc độ mà các chủng Omicron đột biến là nhanh bất thường. Ông nói: “Mặc dù luôn có khả năng xuất hiện một loại virus đột biến cao, nhưng người ta dự đoán rằng đợt dịch bệnh tiếp theo sẽ do các biến thể của chủng Omicron gây ra”.
Ở Đức và Pháp, nơi COVID-19 đang lây lan trở lại, “BA.5” chiếm khoảng 90% tính đến đầu tháng 10. Chủ đạo của làn sóng thứ 7 của Nhật Bản cũng là biến chủng của Omicron
Giáo sư Hamada được bổ nhiệm đặc biệt tại Đại học Y khoa Tokyo là người am hiểu về tình hình nhiễm bệnh ở nước ngoài nói rằng có 2 loại virus đột biến chính có thể gây ra “làn sóng thứ 8”. Một là sự lây lan của “BA.5”, giống như trong làn sóng thứ 7. Hai là một loại virus đột biến mới từ nước ngoài tràn vào và khiến bệnh lây lan rộng.
Giáo sư Hamada chỉ ra rằng 1 trong những loại virus đột biến đáng quan tâm là “XBB” ở Singapore và một số nước khác. “XBB” là sự kết hợp của nhiều loại virus trong chủng Omicron. Theo số liệu của Bộ Y tế Singapore, tính đến tháng 9 tỉ lệ của biến chủng này là 6%, và trong tuần đầu tiên của tháng 10 là 54%.
Một phần do tác động của loại virus đột biến này, số người nhiễm trên một triệu dân ở Singapore đã tăng từ khoảng 340 ca hồi đầu tháng 9 lên hơn 1.500 ca vào giữa tháng 10.
COVID-19 và cúm mùa
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng có khả năng xảy ra dịch đồng thời với bệnh cúm trong mùa đông năm nay. Tuy nhiên, các biện pháp chúng ta nên thực hiện sẽ không thay đổi đáng kể.
- Nếu có các triệu chứng như sốt thì đừng đi học hoặc đi làm, cần tránh tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt
- Đeo khẩu trang, khử trùng tay và hạn chế nói chuyện với mọi người trong nhà ở khoảng cách gần
- Thông gió triệt để cho nhà hàng và các cơ sở y tế, công công…
Ngoài ra việc tiêm chủng lần 4 nữa rất quan trọng bất kể loại virus đột biến nào sẽ lây lan. Vắc xin giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với corona nói chung nên hãy nhanh chóng đi tiêm khi có thông báo.
Có mua được bộ kit xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 trực tuyến tại Nhật?
Nguồn: NHK
Biên tập: LocoBee
bình luận