Nhật Bản rơi ngoài bảng xếp hạng top 10 các quốc gia có nhiều bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất sau khi bị Tây Ban Nha và Hàn Quốc vượt qua. Đây là thông tin được báo cáo bởi Bộ Giáo dục nước này.
Nhật Bản đứng thứ 12 về số lượng trung bình các bài báo được trích dẫn, xuất bản từ năm 2018 đến năm 2020, giảm 2 bậc so với báo cáo trước đó, bao gồm các năm từ 2017 đến 2019. Bảng xếp hạng được công bố trong báo cáo có tiêu đề “Các chỉ số Khoa học và Công nghệ Nhật Bản 2022.”
Nhật thành lập quỹ hỗ trở khả năng nghiên cứu ở các trường đại học
Một quan chức của Bộ cho biết: “Số lượng báo cáo được xuất bản ở Nhật Bản hầu như không thay đổi trong những năm gần đây, nhưng thứ hạng đã giảm do các nước khác đang xuất bản nhiều hơn”.
Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ đã tính toán xếp hạng dựa trên top 10% các bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong từng lĩnh vực nghiên cứu và các yếu tố khác. Trong khi Nhật Bản chiếm trung bình 3.780 các bài báo được trích dẫn từ năm 2018 đến năm 2020, con số này ở Trung Quốc chưa đến 10%, quốc gia đứng đầu danh sách với trung bình 46.352 tờ.
Xếp hạng của Nhật Bản đã giảm kể từ giữa những năm 2000, khi quốc gia này đứng ở vị trí thứ 4. Sự sụt giảm đặc biệt rõ rệt trong các lĩnh vực khoa học đời sống cơ bản, hóa học và vật lý. Đây đều là những lĩnh vực mà Nhật Bản từng có thành tích tốt.
Ảnh: The Asahi Shimbun
Trung Quốc đã và đang cải thiện hoạt động của mình bằng cách tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Báo cáo mới nhất cho thấy quốc gia này đã vượt qua Hoa Kỳ để lần đầu tiên trở thành “quán quân” trong top 1% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất. Trung Quốc cũng đứng đầu về tổng số bài báo được xuất bản và nằm trong số top đầu 10% danh sách các bài báo được trích dẫn nhiều nhất. Trung Quốc cũng là quốc gia có số lượng tác giả lớn nhất tương ứng của các bài báo được trích dẫn nhiều. Điều này cho thấy mức độ đóng góp của mỗi quốc gia trong nghiên cứu toàn cầu. Hoa Kỳ đứng thứ hai trong khi Nhật Bản đứng thứ 12.
Nhật Bản có 690.000 nhà khoa học và đã chi tổng cộng 17,6 nghìn tỷ yên (130 tỷ USD) cho nghiên cứu và phát triển trong khu vực công và tư vào năm 2020, đứng thứ 3 chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng những con số này không tăng nhiều so với các nước khác. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của các trường đại học Nhật Bản hầu như không thay đổi kể từ những năm 2000. Bên cạnh đó, số lượng người có bằng Tiến sĩ ở Nhật Bản cũng đã giảm kể từ năm tài chính 2006.
Tokyo có còn thuộc top các thành phố đắt đỏ nhất thế giới?
Theo The Asahi Shimbun
bình luận