Phát triển công nghệ cho robot và AI nuôi cấy tự động tế bào mắt từ tế bào iPS

Ngày 27/6, Viện nghiên cứu lí hoá học (RIKEN) tại thành phố Kobe cùng một số đối tác thông báo rằng họ đã phát triển công nghệ nuôi cấy tế bào võng mạc của mắt từ tế bào iPS. Công việc này do robot tự động thực hiện với điều kiện tối ưu mà AI đưa ra sau nhiều lần thử nghiệm.

Khi tạo ra các mô khác nhau từ tế bào iPS, cần phải thực hiện chuyển đổi nhiều lần môi trường nuôi cấy và tiêm hóa chất. Cho đến nay, các kỹ thuật viên lành nghề cũng chỉ có cách duy nhất là cố gắng thử nghiệm nhiều lần để tìm ra phương pháp tối ưu nhất.

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành robot dịch vụ – đặc điểm và xu hướng

Robot Mahoro – Ảnh: www.yomiuri.co.jp

Trong nghiên cứu này, người ta đã kết hợp AI với robot Mahoro có thể tái tạo chuyển động bàn tay của kĩ thuật viên lành nghề. Theo chỉ thị của AI, Mahoro sẽ vừa thay đổi dần dần 7 mục thí nghiệm như nồng độ thuốc thử, tiêm hoá chất… vừa thực hiện tự động nuôi cấy. Thông qua quá trình thử nghiệm và kết quả, AI đã tìm ra quy trình tối ưu nhất. Kết hợp với 144 điều kiện khác, 91% tế bào iPS đã chuyển thành tế bào võng mạc khi Mahoro thực hiện nuôi cấy theo quy trình mà AI cho là phù hợp nhất.

Theo nhóm nghiên cứu, kết quả này của AI và Mahoro ngang bằng với các kỹ thuật viên lành nghề, đồng thời chất lượng tế bào cũng tương đương với loại được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng được cấy ghép vào mắt người. Motoki Kanda – nhà nghiên cứu cấp cao tại RIKEN cho biết “Nếu nhiều thí nghiệm có thể được tự động hóa bằng cách áp dụng kết quả này, các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào các thí nghiệm khác, giúp đẩy nhanh nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học đời sống”.

Làm việc tại Nhật Bản: Đặc điểm ngành robot công nghiệp

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Theo www.yomiuri.co.jp

Facebook