Nhật Bản là đất nước coi trọng phép xã giao và phong tục tập quán. Cuộc sống hàng ngày của người Nhật là sự pha trộn tinh tế giữa các nghi thức cũ của Nhật Bản và các phong tục phương Tây mới du nhập. Chỉ cần dành một vài ngày ở Nhật, bạn sẽ thấy người Nhật có thói quen như thế nào.
Nội dung bài viết
1. Đọc tạp chí ở cửa hàng tiện lợi
Không khó để bắt gặp những người đứng đọc truyện tranh và tạp chí rất lâu tại cửa hàng tiện lợi và nhà sách. Một số cửa hàng còn có vẻ làm ăn phát đạt khi có nhiều người đến “coi cọp” thế này. Hành động đứng đọc sách trong cửa hàng như vậy được gọi là “tachiyomi”.
2. Đi du lịch là mua quà
Người Nhật có thói quen mua “quà lưu niệm” cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp khi đi du lịch. Hầu hết mọi người đều tự động cho rằng đi du lịch mua quà về là chuyện đương nhiên. Vậy nên nếu làm trong công ty Nhật bạn sẽ hay thấy anh A chị B mang hộp bánh của địa phương nào đến mời mọi người và “khoe” rằng mình mới đi du lịch về.
3. Tập thể dục theo đài
Các bài tập thể dục được phát sóng trên đài truyền hình NHK và đài phát thanh vào mỗi buổi sáng có thể coi là một phong tục của người Nhật. Đây là những bài tập khởi động bao gồm các động tác đơn giản giúp kích thích lưu thông máu và cải thiện tính linh hoạt cho cơ thể. Người ta nói rằng khoảng 20% người Nhật hiện nay thực hành các bài tập luyện theo đài vào mỗi buổi sáng.
Radio Taisou – Tập thể dục theo đài để khắc phục vấn đề thiếu vận động mùa dịch bệnh
4. Ý nghĩa của “X” và “O”
Giống như các quốc gia khác, Nhật Bản có những cử chỉ đặc trưng của riêng mình.
Khoanh tay bằng chữ X thể hiện sự từ chối “không”. Vòng tay trên đầu tạo chữ O thể hiện sự đồng thuận “có”.
5. Câu cửa miệng
Người Nhật thường sử dụng các câu cửa miệng khi trò chuyện hàng ngày. Đây là cách thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và quan tâm cẩn thận lời nói của đối phương. Một số câu cửa miệng được sử dụng phổ biến nhất:
- “Hai” (vâng), “ee” (vâng), hoặc “un” (vâng)
- “Sou desu ne” (vâng), “Sou desu ka” (vâng): Tôi hiểu rồi/Vậy à?
- “Hontou” (thực sự), “Hontou ni” (thực sự), “Maji” (nghiêm túc): Thật sao!?
- “Naruhodo” (Tôi hiểu): Tôi hiểu rồi
Thói quen ăn uống của người Nhật thọ từ 100 tuổi
Tổng hợp LocoBee