Dưới đây là những thông tin về người được nhận trợ cấp đặc biệt và người nghỉ việc với lý do đặc biệt được quy định bởi Hello Work – cơ quan hỗ trợ việc làm của Nhật Bản.
Người được nhận trợ cấp đặc biệt
Những người nghỉ việc vì những lý do như phá sản
(1) Người nghỉ việc do công ty phá sản (phá sản, phục hồi dân sự, yêu cầu mở thủ tục phá sản như tổ chức lại doanh nghiệp, đình chỉ giao dịch hóa đơn, v.v.)
(2) Người nghỉ việc do chủ doanh nghiệp tuyển dụng thông báo về việc thay đổi nhân sự hàng loạt tại cơ sở kinh doanh (dự định nghỉ việc hơn 30 người/1 tháng)※ và tại cơ sở kinh doanh đó có từ hơn 1/3 số người nghỉ việc (người có bảo hiểm)
* Nếu hơn 30 nhân viên dự kiến sẽ nghỉ việc, người lao động có nghĩa vụ phải lập một kế hoạch hỗ trợ tìm việc làm trở lại và ngay cả khi người lao động đã đăng ký kế hoạch hỗ trợ tìm việc làm trở lại, tiêu chuẩn này vẫn sẽ được áp dụng.
Ngoài ra, ngay cả khi không có nghĩa vụ phải lập một kế hoạch hỗ trợ tìm việc làm trở lại vì không có quá 30 nhân viên đã nghỉ việc tại cơ sở kinh doanh, một kế hoạch hỗ trợ tìm việc làm trở lại sẽ được cung cấp cho những người buộc phải thôi việc đến hạn. Nếu người lao động chuẩn bị, nộp và được sự chấp thuận của Giám đốc Sở Ổn định Việc làm, người lao động sẽ được thông báo về sự thay đổi việc làm hàng loạt, vì vậy nó thuộc tiêu chuẩn này.
(3) Người nghỉ việc do cơ sở kinh doanh bị xóa bỏ (kể cả trường hợp không có triển vọng tiếp tục trở lại sau khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh)
(4) Những người đã rời bỏ công việc vì khó đi lại do địa điểm văn phòng thay đổi
Những người nghỉ việc vì những lý do như sa thải
(1) Những người nghỉ việc do bị sa thải (không bao gồm việc sa thải vì những lý do nghiêm trọng do bản thân người lao động gây ra)
(2) Người nghỉ việc do có sự khác biệt đáng kể về điều kiện lao động quy định khi giao kết hợp đồng lao động.
(3) Người nghỉ việc vì đến hạn phải được nhận hơn 1/3 tiền lương (không kể trợ cấp nghỉ việc) nhưng đã không được nhận.
(4) Người nghỉ việc vì tiền lương bị giảm (hoặc sắp bị giảm) xuống dưới 85% tiền lương trả cho người lao động (chỉ trong trường hợp người lao động không thể thấy trước thực tế là giảm)
(5) Người nghỉ việc vì trong vòng 6 tháng ngay trước khi nghỉ việc, số giờ làm thêm bình quân từ trên [1] 45 giờ trong 3 tháng bất kỳ, [2] 100 giờ trong 1 tháng bất kỳ, hoặc [3]80 giờ trong 2 tháng liên tục. Người nghỉ việc do người sử dụng lao động không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm hoặc ảnh hưởng sức khoẻ mặc dù cơ quan hành chính đã chỉ ra rằng có nguy cơ gây nguy hiểm hoặc mất sức khoẻ.
(6) Người sử dụng lao động vi phạm luật và quy định cụ thể là sử dụng lao động đang mang thai hoặc sau khi sinh con, hoặc chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc gia đình của họ, hoặc tiếp tục sử dụng những người lao động đó bằng cách hạn chế bất hợp pháp việc người lao động sử dụng quyền lợi của mình hoặc vì lý do người lao động sử dụng quyền lợi đó mà có những hành vi vi phạm lợi lích của người lao động.
(7) Người nghỉ việc do người sử dụng lao động không coi trọng hoặc tạo điều kiện cần thiết để người lao động tiếp tục làm việc khi thay đổi loại công việc.
(8) Người nghỉ việc do không được gia hạn hợp đồng lao động nếu tiếp tục làm việc từ đủ 3 năm trở lên theo việc gia hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn.
(9) Người nghỉ việc do không được gia hạn hợp đồng lao động khi đã ghi rõ là sẽ được gia hạn hợp đồng lao động khi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn (trừ các trường hợp nêu ra ở điều 8)
(10) Những người nghỉ việc do cố ý đuổi việc, đối xử thô bạo hoặc quấy rối từ cấp trên, đồng nghiệp, v.v. Các biện pháp cần thiết để quản lý việc làm khi nhận thức được thực trạng môi trường làm việc của người lao động đang bị xâm hại bởi lời nói và hành động liên quan đến việc mang thai, sinh con, nghỉ chăm sóc trẻ, nghỉ để chăm sóc người bệnh.
(11) Những người nghỉ việc do người sử dụng lao động khuyến khích nghỉ việc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (không áp dụng cho trường hợp nghỉ việc vì đã đăng ký “hệ thống khuyến khích nghỉ hưu sớm/早期退職優遇制度”).
(12) Người đã nghỉ việc do liên tục nghỉ việc từ 3 tháng trở lên vì lý do thuộc về người sử dụng lao động tại cơ sở kinh doanh.
(13) Người nghỉ việc do hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh vi phạm pháp luật
Người nghỉ việc vì một lý do đặc biệt
1, Người nghỉ việc do hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn và không được gia hạn hợp đồng lao động (áp dụng cho trường hợp dù người lao động muốn được gia hạn hợp đồng nhưng không được sự đồng ý từ phía người sử dụng lao động, trừ các trường hợp 8 và 9 được nêu ở trên). (* Phụ lục 1)
2, Người nghỉ việc với các lý do cá nhân chính đáng sau: (* Phụ lục 2)
(1) Người nghỉ việc do không đủ thể lực, rối loạn thể chất và tinh thần, ốm đau, chấn thương, giảm thị lực, giảm thính lực, giảm cảm giác xúc giác, v.v.
(2) Người nghỉ việc do mang thai, sinh con, chăm sóc con cái … và áp dụng các biện pháp kéo dài thời gian hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 20 Khoản 1 Luật Bảo hiểm việc làm.
(3) Người buộc phải nghỉ việc để chăm sóc bố hoặc mẹ vì bố hoặc mẹ qua đời, ốm đau, thương tật… hoặc buộc phải nghỉ việc vì người thân cần sự chăm sóc thường xuyên của người nghỉ việc đó hoặc do sự thay đổi bất ngờ trong hoàn cảnh gia đình… nên buộc phải nghỉ việc
(4) Người nghỉ việc do khó khăn trong việc duy trì cuộc sống ở riêng với vợ hoặc chồng hoặc người thân
(5) Người nghỉ việc do không thể hoặc khó đi lại do các nguyên nhân sau:
(a) Thay đổi địa chỉ sinh sống do kết hôn
(b) Sử dụng nhà trẻ và các cơ sở tương tự khác để giữ trẻ, hoặc yêu cầu người thân gửi trẻ, v.v.
(c) Văn phòng làm việc chuyển đến một nơi mà người lao động khó đi lại
(d) Buộc phải chuyển địa điểm sống dù không muốn
(e) Dở bỏ tuyến đường sắt, đường ray, xe buýt và các phương tiện giao thông khác hoặc thay đổi giờ hoạt động, v.v.
(f) Tránh việc thuyên chuyển công tác theo lệnh của người sử dụng lao động
(g) Tránh việc phải ở riêng với vợ hoặc chồng do vợ hoặc chồng phải thuyên chuyển công tác theo lệnh của người sử dụng lao động
(6) Ngoài ra, những người nghỉ việc theo yêu cầu tuyển dụng của những người nghỉ hưu tự nguyện do cắt giảm nhân sự vì sự phát triển của doanh nghiệp không thuộc điểm số (11) của 2 “Những người nghỉ việc vì những lý do như sa thải “.
* Phụ lục 1: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các trường hợp điều khoản gia hạn hợp đồng có ghi “hợp đồng có thể được gia hạn” trong hợp đồng lao động chứ không hứa chắc chắn là sẽ gia hạn hợp đồng
* Phụ lục 2: Phán quyết được thực hiện theo cách tương tự như tiêu chí chứng nhận cho “nguyên nhân chính đáng” khi thực hiện những giới hạn về trợ cấp.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ văn phòng Hello Work gần nhất.
Văn phòng của Hello Work trên toàn nước Nhật:
https://www.mhlw.go.jp/kyujin/hwmap.html
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Cách lấy giấy chứng nhận nghỉ việc để xin trợ cấp thất nghiệp ở Nhật
Trợ cấp thất nghiệp ở Nhật: Kiến thức tổng quan
Trợ cấp thất nghiệp ở Nhật: Điều kiện – Thời gian – Số tiền trợ cấp
Theo Hello Work