Bà mẹ đơn thân ở Nhật – đối tượng cần được hỗ trợ nhiều hơn

Nhóm nghiên cứu Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển đã phân tích tình trạng sức khỏe của các bà mẹ có con từ 5 tuổi trở xuống trong 19.139 hộ gia đình trên khắp Nhật Bản. Đối tượng được khảo sát bao gồm gia đình hạt nhân có vợ và chồng, gia đình có vợ và chồng sống cùng ông bà và bà mẹ đơn thân sống hoặc sống cùng ông bà.

Kết quả phân tích, được thực hiện bằng Thang đo vấn đề tâm lý Kessler (K6) đo lường mức độ nghiêm trọng của các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu, cho thấy, ở mức 11%, tỷ lệ đau khổ tâm lý có xu hướng cao hơn đối với những bà mẹ đơn thân nuôi con một mình so với những bà mẹ đơn thân sống cùng bố mẹ hay ở các gia đình có cả vợ và chồng.

Bạo lực gia đình tại Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao kỉ lục

Tỷ lệ bà mẹ đơn thân nuôi con một mình tự đánh giá sức khỏe của mình là “không tốt” hoặc “xấu” là 16%, cao gấp đôi tỷ lệ này ở các nhóm còn lại.

Hơn nữa, trong số những người trả lời rằng họ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng trong cuộc sống hàng ngày, một số lượng đáng kể các bà mẹ đơn thân không sống cùng cha mẹ cho biết họ không có ai để tâm sự về các vấn đề.

Các bà mẹ đơn thân nuôi con một mình có tỷ lệ hút thuốc và uống rượu, cũng như ngủ ít hơn 5 giờ một đêm cao hơn, trong khi tỷ lệ ngủ trên 7 giờ của họ thấp hơn, cho thấy họ có nhiều khả năng bị thiếu ngủ.

Nhóm nghiên cứu cho rằng việc yêu cầu những bà mẹ đơn thân vốn đang bị căng thẳng về tinh thần và nuôi con cách biệt với xã hội do không có ai để tâm sự, phải nỗ lực tự nuôi mình là không thực tế. Nhóm cho rằng chính phủ nên sử dụng dữ liệu của chính quyền địa phương, chẳng hạn như thông báo về việc mang thai, để chủ động hơn nữa trong việc cung cấp các hỗ trợ cho đối tượng công dân này.

Chính phủ Nhật loay hoay trong chương trình trợ cấp lần 2

Những mảnh đời cô độc và cô lập – vấn đề của xã hội Nhật Bản

 

Theo 国立成育医療研究センター

 

Facebook