Giữa hàng loạt thiệt hại do hành vi lừa đảo gây ra, các nhân viên cảnh sát tại một đơn vị ở thành phố Hida, tỉnh Gifu, đã kêu gọi những người cao tuổi trong khu vực ngăn chặn thiệt hại bằng cách sử dụng bánh “Furiko manju”. Tại sao lại vậy?
Vào ngày 4, khoảng 20 người bao gồm cả người cao tuổi tại địa phương đã tụ tập và một cuộc họp được tổ chức. Cảnh sát Hiroshi Yoshikawa, người làm việc tại ga Kawai của đồn cảnh sát Hida, nói rằng thiệt hại của hành vi gian lừa đảo đang gia tăng và những cuộc gọi đáng ngờ xảy ra liên tục và người dân cần nâng cao cảnh giác.
Vợ của ông Yoshikawa là bà Naomi đã chuẩn bị một loại bánh thủ công có tên là “Furiko Manju”. Vợ chồng ông bà Yoshikawa trao manju cho từng người cao tuổi tại buổi họp và dặn từng người không để bị dính vào những vụ lừa đảo.
Ảnh NHK
Trong tiếng Nhật 振り込まない (Furikomanai) có nghĩa là “không chuyển tiền”. Bà Naomi, người từng làm đồ ngọt tại một cửa hàng bánh kẹo Nhật Bản, đã sử dụng cách nói lái từ từ này và đặt tên bánh của mình là Furiko manju.
Theo cảnh sát, số trường hợp lừa đảo được xác nhận tại tỉnh Gifu tính đến tháng 9 là 172 trường hợp, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái và số tiền thiệt hại lên tới hơn 200 triệu yên (khoảng 40 tỉ đồng).
Một cụ ông ăn bánh và nói: “Bánh rất ngon. Tôi sẽ cảnh giác với gian lận”.
Ảnh NHK
Bà Naomi Yoshikawa nói, “Tôi đã nghĩ rằng tôi có thể làm điều gì đó với tư cách là vợ của một cảnh sát. Xin đừng để bị lừa, hãy nhớ tới hương vị của bánh trước khi chuyển tiền (cho kẻ xấu)”.
Quả là một ý tưởng đáng yêu phải không nào?
Sở cảnh sát Nhật kêu gọi người dân cảnh giác trước những cuộc gọi giả mạo
Cảnh giác với những công việc làm thêm tại nhà “hấp dẫn” ở Nhật
Theo NHK
bình luận