Hiểm họa cho môi trường từ rác thải khẩu trang

Dịch bệnh kéo dài đang kéo theo nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng không chỉ đến đời sống kinh tế, xã hội mà còn tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Điều này được lý giải bởi sự gia tăng đột biến của “rác khẩu trang”, làm trầm trọng thêm mối đe dọa trước mắt và lâu dài của rác thải nhựa đối với sự sống của đại dương.

Đeo khẩu trang có làm tăng nguy cơ sốc nhiệt?

Nhóm bảo tồn biển OceansAsia có trụ sở tại Hồng Kông đã ước tính vào cuối năm ngoái rằng có 1.56 tỷ khẩu trang chưa được xử lý đang trôi dạt trong các đại dương. Với một chiếc khẩu trang có trọng lượng từ 3-4gr, nghĩa là có từ 4680 đến 6240 tấn rác đang đe dọa môi trường sống của các sinh vật biển.

Tại Nhật Bản, theo các quan chức của Tổ chức Môi trường duyên hải Kanagawa, số lượng các khẩu trang trôi dạt trên các bãi biển đã gia tăng và xuất hiện quanh năm, kể cả vào mùa hè.

Những chiếc khẩu trang khi rơi xuống biển có thể trôi dạt trong thời gian dài và trở thành mối nguy hại cho các động vật biển. Sau khoảng 450 năm tiếp xúc với sóng và gió, chúng sẽ biến thành các vi nhựa và bị các sinh vật dưới đáy đại dương ăn vào vì nhầm với sinh vật phù du, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa cũng như khả năng sống sót của chúng.

Vào tháng 9 năm ngoái, một nhóm bảo tồn biển Brazil cho biết, người ta đã tìm thấy một chiếc khẩu trang trong dạ dày của một con chim cánh cụt bị dạt vào bờ biển ở bang Sao Paulo. Tại Anh, một con mòng biển cũng được giải cứu khỏi dây đeo khẩu trang vào tháng 7 năm ngoái. Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải từ khẩu trang.

Nhận thức được sự nguy hiểm của rác khẩu trang cũng như những hộp thức ăn mang đi, chính quyền Shizuoka đã tiến hành một chương trình trợ cấp lên đến 100.000 yên cho các nhóm tư nhân và các tổ chức khác để làm sạch biển và sông vào năm ngoái.

Nhật đình chỉ việc sử dụng của khoảng 1,63 triệu liều vắc xin Moderna

 

Theo asahi 

Facebook