Trẻ càng nhỏ càng được mọi người xung quanh vui vẻ, động viên, càng vui thì càng cố gắng tiến về phía trước. Tuy nhiên, khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ dần có thể hiểu được ý nghĩa của từ ngữ và trở nên nhạy cảm hơn với ý đồ và cảm xúc đằng sau nét mặt của người khác. Vì vậy, lời khen cũng cần phải cẩn thận một chút.
Vậy kiểu khen nào có tác dụng tiêu cực?
Nội dung bài viết
Ngoài giờ lên lớp trẻ em Nhật Bản học thêm những bộ môn nào?
#1. Khen một cách mơ hồ
Ví dụ trẻ là một người không thích ăn cà chua nhưng hôm nay đã ăn hết cà chua. Lúc này hoặc cha mẹ bé khen “giỏi quá” hoặc “lúc nào con cũng để cà chua lại, không nhắc sẽ không ăn, vậy mà hôm nay đã ăn hết rồi, con đã rất cố gắng”. Cách khen cụ thể số 2 là cái nên được chọn.
Khi ba mẹ chỉ khen một cách mơ hồ sẽ không làm cho trẻ hiểu được vì sao mình được khen, mình đã làm gì tốt… Do đó, thay vì khen một cách mơ hồ hãy cụ thể lời khen của bạn dành cho bé.
#2. Chỉ khen ngợi kết quả và tài năng
Việc cha mẹ hoặc người lớn chỉ nhìn vào tài năng hoặc thành quả như điểm số mà trẻ đạt được để khen là một cách khen tiêu cực khác.
Đó là bởi vì kết quả và tài năng không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của đứa trẻ. Không phải lúc nào trẻ cũng có thể giành chiến thắng hoặc ghi được 100 điểm. Đến khi trẻ không dành được những thành tích như vậy trẻ sẽ cảm thấy muốn tránh né thử thách, sợ thất bại.
Sự nỗ lực tới cùng của con bạn trong quá trình thực hiện là điều mà con trẻ có thể kiểm soát. Do đó hãy dành cho con những lời khuyên về những điều này.
#3. Khen ngợi cả những điều quá dễ dàng
Khi con làm được một điều gì đó nhỏ mà không cần quá nhiều sức lực, nếu như được khen, trẻ cũng có thể không vui. Bởi vì chúng sẽ nghĩ rằng “có phải người lớn nghĩ mình chỉ làm được những điều như vậy không?”
Trong các nghiên cứu gần đây, nhận được quá nhiều lời khen được cho là tạo ra “sự tự ái”. Hãy khen ngợi khi trẻ đã vượt qua được điều gì đó đủ khó hơn so với năng lực của trẻ.
#4. Khen ngợi khi con trẻ đã đam mê điều gì đó
Bạn không cần phải liên tục khen ngợi những gì mà con bạn đã thích và đam mê với chúng.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiếp tục được khen, trẻ có thể mất hứng thú với niềm đam mê đó. Người ta giải thích rằng điều này là do hành động được thúc đẩy bởi niềm đam mê nảy sinh từ bên trong khi được kết hợp với “phần thưởng” từ bên ngoài – lời khen sẽ làm cho sự tò mò và niềm vui khám phá ban đầu bị giảm đi.
Nếu con bạn hứng thú và đam mê một thứ gì đó, thay vì liên tục khen hãy thỉnh thoảng khen ngợi và vui vẻ lắng nghe.
#5. So sánh với người khác khi khen
“Thật tuyệt vời khi con đã thắng được bạn ABC!” Đặc biệt, một đứa trẻ ghét thua cuộc sẽ được “đốt cháy” ngọn lửa động lực ngay lập tức khi được so sánh với những người xung quanh. Tuy nhiên, về lâu dài, nó không phải là một phương pháp hiệu quả.
Thế giới thắng thua là thứ lặp đi lặp lại. Không phải lúc nào con bạn cũng có thể giành chiến thắng, và cho dù bạn có thắng bao nhiêu đi chăng nữa thì con bạn cũng cần phải vươn lên. Nếu chiến thắng người khác là nguồn động lực, động lực sẽ mất khi thua cuộc.
Hãy so sánh với chính con bạn trong quá khứ. “Hai tháng trước, con mới bơi được đoạn ngắn mà nay đã được một đoạn dài như vậy rồi, con mẹ giỏi quá!”
Vẻ mặt tự hào của các em nhỏ rạng ngời khi được bố, mẹ yêu quý khen ngợi. Tuy nhiên chúng ta cần muốn lưu ý đến cách khen ngợi để con được phát triển sự tự tin và động lực một cách mạnh mẽ.
5 câu nói của cha mẹ làm con trẻ căng thẳng
Mua nhà ở Nhật Bản: Ưu điểm của căn hộ với gia đình có con nhỏ
Tổng hợp LOCOBEE