97% bệnh nhân COVID-19 vẫn còn kháng thể sau 1 năm

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Một năm sau khi khỏi corona, khoảng 97% số người trong một nghiên cứu vẫn có kháng thể vô hiệu hóa chủng virus thông thường. Đây là kết quả được một nhóm nghiên cứu của Đại học Thành phố Yokohama công bố vào tháng 5 này.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ lưu hành kháng thể thấp hơn ở những cá nhân bị nhẹ hoặc không có triệu chứng. Bên cạnh đó, tỷ lệ những người có kháng thể hiệu quả chống lại các chủng đột biến cũng thấp hơn so với những người có kháng thể có thể chống lại chủng thông thường.

Ông Takeharu Yamanaka, giáo sư thống kê sinh học tại trường đại học, cho biết, “Ngay cả khi có đủ kháng thể để ngăn ngừa nhiễm trùng sau một năm, lượng kháng thể nói chung đang giảm”.

Trong quá trình nhiễm virus hoặc sau khi tiêm chủng, các kháng thể gắn với virus xâm nhập được sản xuất trong cơ thể để ngăn chặn các tế bào của con người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra vẫn chưa là rõ được là trong nhiều trường hợp, kháng thể tồn tại trong bao lâu và nó xuất hiện liên quan đến số lần tiêm phòng hay không.

Để tìm hiểu thêm, vào tháng 3 và tháng 4, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hợp tác từ 250 người từ 21 đến 78 tuổi đã bị nhiễm và khỏi bệnh do virus corona. Đồng thời, nhóm cũng thu thập và phân tích mẫu máu của họ một năm sau khi nhiễm bệnh.

Tất cả các đối tượng thử nghiệm đã được xác nhận là đã nhiễm chủng virus thông thường trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 trong đó 72,8% không có hoặc có triệu chứng nhẹ, 19,6% là trường hợp trung bình và 7,6% có các triệu chứng nghiêm trọng.

Phân tích của họ cho thấy 96% những người không có hoặc có triệu chứng nhẹ và 100% những bệnh nhân có triệu chứng vừa và nặng trước đây vẫn có kháng thể để vô hiệu hóa chủng virus thông thường một năm sau khi bị nhiễm trùng. Con số tổng thể là 97%. Vào thời điểm 6 tháng sau nhiễm trùng, con số này là 98%.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm kiếm các kháng thể của chủng đột biến. Cụ thể, 90% đến 98% những người có các triệu chứng vừa hoặc nặng có chúng, trong khi con số này thường thấp hơn đối với những người không có hoặc có triệu chứng nhẹ:

Nhóm nghiên cứu giải thích rằng tỷ lệ lưu hành kháng thể thấp hơn ở những người không có hoặc có triệu chứng nhẹ có thể do ít kháng thể được tạo ra khi nhiễm trùng, điều này có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Chia sẻ của bác sĩ người Nhật sau khi tiêm vắc xin ngừa corona

Nói chung, sự hiện diện của các kháng thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Trong phân tích của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hạt giống virus được phát triển độc lập giống với hình dạng của virus corona và thực hiện các thí nghiệm sử dụng các tế bào nuôi cấy cho cơ thể. Nhóm cho biết “không thể đánh giá mức độ lây nhiễm có thể thực sự được ngăn chặn”.

Nhật Bản chính thức phê duyệt thêm 2 vắc xin phòng ngừa virus corona

 

Theo The Mainichi 

Facebook