Vào ngày 13, Chính phủ Nhật đã quyết định lượng nước đã qua xử lý ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thuộc Công ty Điện lực Tokyo sẽ được xả ra biển. Thời gian tiến hành dự kiến là 2 năm.
Chính sách chung
Thực tập sinh Việt Nam kiện doanh nghiệp ở Fukushima vì bị bắt khử nhiễm phóng xạ
Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết, “Đây là vấn đề khó tránh khỏi khi tiến hành ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính an toàn của nguồn nước đã qua xử lý và thực hiện mọi biện pháp để loại bỏ các thiệt hại về uy tín”.
TEPCO Holdings sẽ xả nước đã qua xử lý sau khi có sự chấp thuận về kế hoạch và thiết bị xả thải từ Cơ quan quản lý hạt nhân.
Phương châm cơ bản khi xử lý nước
- Tiến hành trong thời gian 2 năm
- Hoà loãng với lượng nước lớn gấp 100 lần
- Tiến hành kiểm tra lượng chất phóng xạ tritium ở các ngư trường và bãi biển
- Tiến hành hỗ trợ việc kênh bán các sản phẩm được sản xuất tại Fukushima
- Công ty Điện lực Tokyo tiến hành bồi thường cho những thiệt hại về uy tín đã xảy ra
- Tìm ra biện pháp để xử lý thiệt hại về uy tín
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã gặp sự cố vỡ lõi lò phản ứng hạt nhân do sóng thần từ trận Đại động đất ở Đông Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011. Điều này dẫn đến việc nước bị nhiễm chất phóng xạ ở nồng độ cao. TEPCO loại bỏ các chất phóng xạ chính bằng thiết bị chuyên dụng và lưu trữ chúng trong bể chứa. Nước đã qua xử lý có chứa chất phóng xạ tritium (tritium) mà thiết bị không thể loại bỏ được.
Nước có chứa tritium cũng được thải ra đại dương tại các nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài. Theo nguyên tắc cơ bản, nước đã qua xử lý được pha loãng 100 lần trở lên với nước biển trước khi thải ra và tritium giảm xuống còn khoảng 1/40 giá trị tiêu chuẩn quốc gia và bằng khoảng 1/7 hướng dẫn về chất lượng nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đồng thời đảm bảo lượng tritium thải ra mỗi năm thấp hơn mức tiêu chuẩn đặt ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Chính phủ Nhật và TEPCO sẽ tăng cường kiểm tra tritium tại các ngư trường và bãi biển. Người dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp và các quan chức chính quyền địa phương sẽ tham gia vào việc thu thập và kiểm tra các mẫu nước biển. Các cuộc họp gồm những chuyên gia môi trường biển để xác nhận việc giám sát và đưa ra lời khuyên cần thiết.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tuyên bố rằng “việc thải nước thải ra đại dương về mặt khoa học là không có tác động đến môi trường”. Tuy nhiên, có thể xảy ra thiệt hại về uy tín như người tiêu dùng tránh không sử dụng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xung quanh vì lo lắng về nguy cơ an toàn. Chính phủ và TEPCO sẽ hỗ trợ ngành thủy sản ở Fukushima và các tỉnh lân cận mở rộng kênh bán hàng tại các khu vực tiêu thụ lớn trong nước và nước ngoài.
Trong trường hợp có thiệt hại về uy tín, chính sách cơ bản của TEPCO là bồi thường kịp thời và thích đáng, tương xứng với tình hình thiệt hại thực tế. Chính phủ Nhật sẽ họp để giải quyết những thiệt hại về uy tín này cũng như xác nhận tác động của ngành đánh bắt sau khi thải nước ra biển và xem xét các biện pháp cần thiết. Ngoài ra cũng cần nỗ lực để nhận được sự lý giải từ Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước phản đối việc đổ nước thải ra biển.
Thực trạng người Việt tại Nhật tham gia hoạt động cờ bạc bất hợp pháp
Theo Nikkei