Hiểu đối phương từ 3 thói quen liên quan đến mắt

Người Nhật cũng có cái gọi là “đọc vị đối phương” – nghĩa là từ một thói quen, hành động nào đó mà hiểu được người kia đang nghĩ gì hoặc cảm thấy như thế nào. Lần này, LocoBee sẽ giới thiệu đến bạn 3 thói quen từ mắt và cách mà người Nhật hiểu về 3 thói quen này nhé.

10 đặc điểm tâm lý của người hay nói xấu theo quan điểm người Nhật

 

#1. Mắt ngước nhìn lên

Đây là cử chỉ cho thấy sự khiêm tốn. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa muốn được dựa dẫm, cưng chiều trong một trạng thái bị động. Có thể nói theo cách khác là muốn để đối phương là người dẫn dắt.

Cũng chính vì thế, ánh mắt ngước nhìn lên thường bị bắt gặp ở nữ giới khi muốn tạo cảm tình với người mình thích hoặc sự nũng nịu với người yêu. Điều này có thể giải thích, khi ngước nhìn lên mắt sẽ trông to hơn và cơ thể bé đi tương đối tạo ra một hình ảnh yếu ớt cần được che chở.

 

#2. Mắt nhìn xuống

Một cử chỉ xuất hiện khi bạn nhận thức được rằng bạn có lợi thế hơn đối thủ. Nếu hàng ngày mắt bạn thường nhìn xuống, bạn có thể đang xem thường những người xung quanh. Ngoài ra, ngay cả khi bạn muốn trở thành người có thể xem thường người xung quanh, thói quen này có khả năng hình thành ở bạn đấy.

 

#3. Mắt chớp nhiều

Những người chớp mắt nhiều có nghĩa là họ đang ở trong trạng thái căng thẳng. Ngay cả khi họ không có thói quen như vậy, nhưng nếu ai đó căng thẳng khi nói chuyện với sếp, tiền bối, khách hàng, …  mọi người sẽ có xu hướng tăng số lần.

Ngoài ra, khi ai đó ở trạng thái căng thẳng như muốn để người khác không biết là mình đang nói dối hay tâm trạng xấu hổ trước người mình thích… Với những người khi đã thành thói quen mất rồi thì ngay cả những chuyện không đáng gì cho lắm họ cũng cảm thấy dễ bị căng thẳng.

Bạn có thấy đúng không nào? Hẹn gặp bạn ở kì tới nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đọc vị đối phương qua ngôn ngữ cơ thể của người Nhật (kì 1)

Đọc vị đối phương qua ngôn ngữ cơ thể của người Nhật (kì 2)

Tổng hợp LOCOBEE

Facebook