Do ảnh hưởng corona nhiều hộ gia đình Nhật phải nợ cả tiền gas

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Hơn 47.000 hộ gia đình trên khắp Nhật Bản đã nộp đơn xin hoãn thanh toán hóa đơn gas vào năm ngoái do thu nhập giảm, bị sa thải vì đại dịch corona. Đây là thông tin từ 4 công ty cung cấp gas lớn nhất Nhật Bản.

 

Những con số biết nói

Khả năng thanh toán hóa đơn điện nước được coi là một trong những chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói của hộ gia đình. Bốn công ty đã chấp nhận đơn xin hoãn thanh toán liên quan đến đại dịch kể từ tháng 3 năm ngoái, khi Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các công ty điện nước chấp nhận yêu cầu từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn vì của cuộc khủng hoảng corona.

Làm thế nào để tiết kiệm tiền điện khi sống ở Nhật?

Sống ở Nhật: Làm thế nào để tiết kiệm tiền gas hàng tháng

Khoảng 70% các hợp đồng cung cấp gas do 4 công ty Tokyo Gas Co., Osaka Gas Co., Toho Gas Co., và Saibugas Co., nắm giữ. Số đơn xin hoãn thanh toán – bao gồm cả phí và các dịch vụ tiện ích khác – họ đã nhận được từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2020:

Các công ty đã thực hiện kế hoạch việc hoãn hạn nộp tiền gas trong quá khứ – sau thảm họa ví dụ như động đất, sóng thần. Rất khó để so sánh tác động của thảm họa với đại dịch, tuy nhiên Tokyo Gas – nơi cung cấp cho khu vực Kanto – cho biết rằng họ đã nhận được yêu cầu hoãn khoảng 1.500 hộ gia đình sau trận Động đất Đại Đông Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 – con số bằng 1/20 so với năm ngoái. Trong khi đó, Osaka Gas chỉ nhận được đơn từ 30 hộ gia đình sau trận động đất tháng 6 năm 2018 ở phía Bắc tỉnh Osaka.

Trong thời gian bình thường, các công ty gas sẽ yêu cầu các hộ gia đình ký hợp đồng thanh toán hóa đơn trong vòng 1 tháng sau khi đo chỉ số đồng hồ. Nếu không thanh toán, công ty sẽ ra giấy yêu cầu, sau đó ngắt gas nếu hộ gia đình vẫn không thanh toán. Trong cuộc khủng hoảng corona, các công ty đang cho phép hoãn thanh toán từ 1 – 5 tháng.

Kế hoạch tiêm vắc xin chống corona của Nhật bị chậm hơn so với dự kiến ban đầu

 

Ý kiến của chuyên gia

Giáo sư Takayuki Hirano của Đại học Nihon Fukushi nhận xét “Trong trường hợp người cao tuổi sống một mình, có khả năng là thông tin (trên hệ thống trì hoãn) không đến được với họ. Do đó, có thể có thêm rất nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn”.

Giáo sư Hirano nói thêm “Việc chậm trễ trong các khoản thanh toán tiện ích được gọi là ‘nghèo vô hình’ và được coi là một chỉ số nghèo đói. Vì vậy chính quyền địa phương nên tiến hành tìm hiểu xem hộ gia đình nào đã yêu cầu hoãn thanh toán. Các công ty cũng nên hành động, chẳng hạn như bằng cách chia sẻ thông tin với các cổng tư vấn phúc lợi địa phương về các hộ gia đình đã nộp đơn.”

Giới trẻ Nhật hoang mang vì những di chứng không hề nhẹ của corona

 

Theo The Mainichi 

Facebook