Nghệ sĩ đương đại Nobuki Yamamoto (64 tuổi), đến từ Fukushima, đã giành được phần thắng tại vụ kiện đòi bồi thường vào ngày 14 tháng 1 vì cho rằng hiệp hội thương nhân Nara đã sao chép tác phẩm nghệ thuật của mình. Tác phẩm đó là một bốt điện thoại chứa đầy nước và cá vàng. Tác phẩm nghệ thuật này của ông được tạo ra để làm nổi bật các vấn đề môi trường bao gồm ô nhiễm nước, đã được trưng bày ở các vùng khác nhau của Nhật Bản từ năm 2000, và được đăng trên truyền hình và tạp chí…
Ảnh The Mainichi
*Bên trái là ảnh bốt điện thoại ở phố mua sắm thành phố Nara, bên phải là ảnh bốt điện thoại của nghệ sĩ Yamamoto
Trong khi đó, bốt điện thoại cá vàng được lắp đặt bởi hiệp hội doanh nhân tại một phố mua sắm ở thành phố Yamatokoriyama, tỉnh Nara, nơi nổi tiếng với nghề nuôi cá vàng, trong 4 năm kể từ năm 2014.
Lật lại phán quyết của tòa cấp thấp hơn, Tòa án tối cao Osaka đã yêu cầu hiệp hội bồi thường cho ông Nobuki Yamamoto 550.000 yên (5.200 USD) vì vi phạm bản quyền và yêu cầu phá huỷ công trình copy đó đi.
Chủ tọa phiên tòa Yozo Yamada đưa ra phán quyết “Hành động của hiệp hội đã vi phạm bản quyền. Ông Yamamoto thể hiện sự sáng tạo trong tác phẩm, phiên bản của hiệp hội không thể được coi là sản phẩm của tư duy sáng tạo mà là một “bản copy”.
Hiệp hội cho rằng việc đưa cá vàng vào bốt điện thoại là một ý tưởng và không được bảo vệ bản quyền. Sau phán quyết, hiệp hội cho biết họ sẽ xem xét việc có kháng cáo hay không.
Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Tòa án quận Nara đã bác bỏ cáo buộc của ông Yamamoto. Tòa án quận cho rằng “ngoài việc bốt điện thoại đều có máy tạo bọt nhưng không giống nhau ở màu sắc của mái và cả các chỗ khác nữa”. Ông Yamamoto đã đệ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại 3,3 triệu yên vào tháng 9 năm 2018. Hiệp hội đã tháo dỡ bốt điện thoại đó khỏi phố mua sắm vào tháng 4 năm 2018 trước khi ông Yamamoto thực hiện hành động pháp lý trên.
Nhật Bản chính thức dừng nhập cảnh với tất cả công dân của các quốc gia
Bia mới của Sapporo vẫn lên kệ “bất chấp” lỗi chính tả
Theo The Mainichi
bình luận