Mùa đông ở Nhật nhiều khu vực có tuyết rơi khá dày đặc. Điều này gây khó khăn cho việc đi lại, thậm chí là tai nạn. Chính vì thế, kiến thức để bảo vệ an toàn cho tính mạng là điều vô cùng quan trọng.
Dưới đây là các kiến thức cần có khi ở hoặc đi qua vùng có nhiều tuyết rơi.
Nội dung bài viết
Công tác chuẩn bị ở các hộ gia đình Nhật khi phòng chống thiệt hại do lũ lụt
#1. Lưu ý khi dọn tuyết
Trong thời gian tuyết rơi dày đặc, cần phải thực hiện việc dọn tuyết để có thể đi lại hoặc bảo vệ tài sản. Lúc này cần:
- Cùng thực hiện việc dọn tuyết từ 2 người trở lên
- Đội mũ bảo hiểm và dây cứu sinh
- Cố định thang chắc chắn
- Coi chừng tuyết rơi từ mái hiên
- Có điện thoại di động trong trường hợp khẩn cấp
- Chú ý các đường rãnh nước bị che lấp
Rất nguy hiểm nếu cố dọn một lượng tuyết lớn trên mái nhà. Đặc biệt nếu có người cao tuổi, hãy cân nhắc chuyển đến một tòa nhà hoặc nơi trú ẩn vững chắc càng sớm càng tốt.
#2. Lưu ý khi tuyết lở
Gặp phải tuyết lở là một tai nạn vô cùng nguy hiểm có thể đe doạ đến tính mạng. Điều quan trọng nhất là phải hiểu những địa điểm và tình huống có thể xảy ra tuyết lở và tránh xa chúng.
[Nơi nguy hiểm]
- Dốc có độ dốc lớn, không có cây cao
- Vết nứt trên đống tuyết
- Tuyết phủ từ sườn núi
- Tuyết trên dốc biến thành nếp như hình nếp nhăn
Đặc biệt cẩn thận khi trời có tuyết rơi dày trong thời gian ngắn, khi nhiệt độ tăng cao hoặc khi trời mưa.
[Công cụ cần trang bị]
- Đèn hiệu và điện thoại di động thông báo vị trí
- Gậy zonde dùng để tìm kiếm
- Xẻng cứu hộ
#3. Phòng chống các tai nạn trượt/kẹt xe
Hãy hạn chế sử dụng xe một nếu không thực sự cần thiết và khẩn cấp.
[Địa điểm và thời gian dễ xảy ra]
- Tầm nhìn kém do bão tuyết
- Tuyết đột ngột rơi nhiều
- Đêm lạnh và bình minh
- Vũng nước bên đường
- Dốc có tuyết nhỏ
[Nếu buộc phải sử dụng ô tô]
- Trang bị lốp/xích dành cho mùa đông
- Đi với tốc độ chậm
- Không được khởi động đột ngột/phanh gấp/đánh lái đột ngột
- Giữ khoảng cách vừa đủ giữa các xe
- Dự trù thời gian di chuyển, hành động một cách thong thả
- Mang theo các dụng cụ phòng lạnh, cát chống trượt…
[Xử lý khi gặp tai nạn]
- Di chuyển đến cơ sở an toàn gần đó nếu có thể
- Mang đồ chống lạnh và tắt động cơ
- Loại bỏ tuyết xung quanh bộ giảm thanh để ngăn dòng khí thải đi vào
#4. Lưu ý khi tuyết rơi khối lớn và cô lập
Tuyết rơi bám trên cây và dây điện, nếu rơi phải vào người có thể gây bị thương, thậm chí là mất mạng. Dây điện có thể bị cắt, mất điện, cây gãy làm ảnh hưởng đến giao thông, cô lập làng xóm…
[Nơi có nguy cơ tuyết rơi theo khối lớn]
- Mái nhà, mái hiên
- Dưới dây điện
- Dưới cành cây
- Bảng hiệu ở nơi cao
[Chuẩn bị trong tình huống cô lập]
- Thức ăn và nước uống
- Máy sưởi chạy bằng nhiên liệu
#5. Phòng chống trượt ngã khi đi bộ
Ở những khu vực không có tuyết, bạn có thể bị ngã và bị thương khi đi bộ.
[Nơi cần chú ý]
- Đường có nhiều ô tô và người qua lại
- Ngã ba, ngã tư…
- Bên đường xe chạy hoặc đường đi bộ
- Điểm lên xuống của xe buýt và taxi
- Cầu đi bộ
- Bóng của các tòa nhà và nhà ở
- Lối vào/lối ra của của các nhà ga
[Khi đi trên những con đường có tuyết hoặc băng giá]
- Mang giày chống trượt
- Đi các bước nhỏ
- Đặt toàn bộ đế giày trên mặt đất
- Cố gắng để tay không (nếu có đồ sử dụng ba lô)
- Mang găng tay
- Nếu bị ngã cố gắng tiếp bằng mông
#6. Lưu ý khác
Đặc biệt ở những khu vực thường có ít tuyết, các tòa nhà sau có thể bị sập, vì vậy cần hết sức đề phòng và tránh xa các tòa nhà.
[Các tòa nhà có thể sụp đổ]
- Các nhà có mái là các mái che chắn mưa (như mái che ga ra ô tô)
- Nhà dùng cho sản xuất nông nghiệp
- Các tòa nhà có mái lớn như nhà thi đấu
[Hãy cẩn thận về việc đóng băng đường ống nước]
Ở những nơi có nhiệt độ thấp, đường ống nước có thể bị đóng băng, vì vậy cần bọc vật liệu cách nhiệt xung quanh đường ống nước phơi ngoài trời hoặc trữ nước sinh hoạt phòng trường hợp cúp nước.
Hãy trang bị cho mình những kiến thức trên đây để bảo vệ bạn và những người thân yêu trước các tai nạn từ tuyết nhé!
Điều thú vị của mùa đông Nhật Bản (kì 1)
Ẩm thực mùa đông Nhật Bản: 4 món phá cách trong oden
Theo NHK