Điều thú vị của mùa đông Nhật Bản (kì 1)

Mùa đông ở Nhật Bản sẽ là một trải nghiệm rất đặc biệt đối với người Việt Nam chúng ta. Không chỉ là sự khác biệt giữa thời tiết mà tùy thuộc vào các vùng khác nhau của đất nước mặt trời mọc này bạn còn có thể cảm nhận được sự độc đáo riêng.

Hãy cùng đi qua bài viết ở 2 kì để tìm hiểu về mùa đông Nhật Bản nhé!

 

1, Shiwasu

Theo truyền thống, cuối năm là khoảng thời gian bận rộn của người Nhật. Shiwasu là tên của tháng 12 theo lịch Âm mà Nhật dùng trước đây. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là thời điểm mà “các thầy tu chạy khắp nơi” để chuẩn bị cho năm mới sắp đến.

 

2, Làm ấm cơ thể

Lúc này các cửa hàng điện tử thường trưng bày bàn sưởi kotatsu và máy tạo ẩm. Tại các hiệu thuốc, túi làm ấm mang theo bên người “kairo” là mặt hàng phổ biến (cho vào túi áo, túi quần). Một số có thể cho vào giày để giữ cho đôi chân thơm tho và ấm áp.

Cách chọn miếng dán giữ nhiệt kairo dành cho chân

 

3, Nengajo

Những tấm thiệp Tết Nengajo có hình eto – con vật cung hoàng đạo tương ứng của năm đó sẽ được bán vào tháng 11. Miễn là chúng được gửi đi trước ngày 25 tháng 12 thì bưu điện Nhật Bản đảm bảo sẽ gửi chúng tới người nhận vào ngày 1 tháng 1. Tuy nhiên ngày nay một số người lựa chọn phương thức tốn ít thời gian và công sức hơn bằng việc gửi lời chào qua email hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội.

 

4, Bonenkai

Vào tháng 12, mọi người tụ tập với bạn bè hoặc đồng nghiệp để tổ chức bonenkai, nghĩa đen là “bữa tiệc để quên đi năm tháng” hoặc ít nhất là những rắc rối của năm đó – tiệc tất niên.

 

5, Đường phố được thắp đèn

Một thi vị của mùa đông Nhật Bản là đường phố vào ban đêm được thắp sáng bởi những ánh đèn lung linh mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố lúc này. Có những cơ sở tổ chức các lễ hội ánh sáng hoàng tráng với các chủ đề khác nhau phục vụ người dân.

 

6, Giáng sinh

Giáng sinh không phải là ngày lễ quốc gia ở Nhật Bản và không được hầu hết mọi người cho là lễ hội tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều người Nhật yêu thích và dành thời gian với gia đình, bạn bè, người yêu trong đêm Giáng sinh. Bánh kem dâu tây, gà rán là những món ăn phổ biến trong dịp Giáng sinh của người Nhật.

 

7, Tắm cùng yuzu

Một số người thích tắm nước nóng được bỏ đầy những trái yuzu – 1 giống cam Nhật Bản được thu hoạch vào mùa đông. Thời điểm chính được cho là Hạ chí vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12.

 

8, Đồ ăn

Mọi người cũng ăn toshikoshi soba để cầu mong cho sống lâu, sống thọ vào trước đêm Giao thừa. Đồ ăn ngày tết như osechi ryori cùng với sake, mochi và zoni osechi ryori là các món ăn được cho là sẽ mang đến điềm lành. Chúng được chuẩn bị trước để không cần nấu trong vài ngày đầu năm. Những đồ ăn này cũng hoàn toàn có thể mua được ở các cửa hàng chuyên bán thực phẩm.

Giải mã ý nghĩa của từng món trong osechi ngày Tết của người Nhật

Ngoài các món ăn truyền thống của Nhật Bản, món Ý, Pháp và Trung Hoa cũng giành được tình cảm của nhiều người.

 

9, Trang trí

Một phong tục khác của tháng 12 để chuẩn bị sẵn sàng cho đầu tháng Giêng đó là Toshigami hoặc Thần năm mới tới thăm. Đồ trang trí bao gồm kadomatsu (làm từ cây thông, đặt ở cổng vào), shimekazari (dây trang trí) và kagami mochi (bánh gạo tròn). Các loại cây được coi là có ý nghĩa tốt lành vào năm mới là thông, tre, và ume (mận). Các loài hoa mùa đông khác bao gồm thủy tiên và hoa trà.

 

10, Chương trình truyền hình truyền thống

Một chương trình truyền hình truyền thống cho đêm giao thừa có từ năm 1951 là xem cuộc thi hát Kohaku Uta Gassen trên đài NHK.

 

11, Chuông chùa

Khi đêm Giao thừa đến gần, chuông sẽ được đánh lên ở các ngôi đền trên toàn quốc. Trong một nghi lễ Phật giáo gọi là Joya no kane, chuông vang lên 108 lần để thể hiện sự thanh tẩy 108 đam mê trần tục.

Hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo để hiểu hết vẻ đẹp độc đáo của mùa đông Nhật Bản nhé!

21 điều thú vị về văn hoá ngày Tết Nhật Bản

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る