Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành IoT.
Có thể bạn quan tâm:
[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!
Kiến thức cơ bản
Hệ sinh thái thị trường của Internet vạn vật (IoT – Internet of Things) được phát triển phục vụ cho 2 mục đích chính:
- Cải cách các hoạt động như sản xuất, xây dựng và chăm sóc điều dưỡng: dữ liệu hóa chuyển động của con người, vật và môi trường, đồng thời hiện thực hóa các cải tiến thông qua phân tích và tự động hóa thông qua sự liên kết
- Để các nhà sản xuất bổ sung chức năng kết nối cho các thiết bị đã bán trước đó nhằm cung cấp các dịch vụ mới như giám sát từ xa, đặc biệt nó đang dẫn đầu về dòng máy công nghiệp lớn
Xu hướng gần đây
Trong ngành công nghiệp sản xuất vốn đang dẫn đầu trong việc sử dụng IoT, tầm quan trọng của “nền tảng IoT” – cơ sở để thu thập và phân tích dữ liệu thiết bị và tạo ra các dịch vụ mới ngày càng tăng. Siemens của Đức sẽ thúc đẩy việc ngăn chặn thông qua sự hợp tác giữa các công ty, tập trung vào nền tảng của riêng mình là “Mindsphere”. Mặt khác tại Nhật Bản, một nhóm các doanh nghiệp liên kết bao gồm Mitsubishi Electric và Hitachi, Ltd. đã đầu tư vào “Edge Cloth”. Các doanh nghiệp này cũng sẽ chia sẻ dữ liệu với hệ thống FIELD do Fanac phát triển để cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài. Khi lượng dữ liệu tăng lên, công nghệ đám mây cũng giúp cho các nền tảng Amazon và Microsoft tăng cường sự hiện diện của mình.
Sự cạnh tranh trong ngành IoT nơi mọi thứ đều được kết nối với Internet đang ngày càng gay gắt. Đối với ngành công nghiệp sản xuất hàng đầu, các công ty điện và cơ khí lớn trên thế giới đang phát triển các nền tảng và sự hợp tác giữa các công ty cũng đang tiến triển. Với sự tiến bộ của công nghệ đám mây, chỗ đứng của nền tảng Amazon và Microsoft ở Hoa Kỳ cũng đã đạt đến vị trí cao hơn.
Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở thị trường ngành IoT nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.
Làm việc tại Nhật Bản: Đặc điểm ngành viễn thông
Theo Nikkei