Khi làm khảo sát về ý định nghỉ việc thực sự của 100 người đã chuyển việc người ta nhận thấy rõ ràng đây không phải là những điều hay được ghi trong sơ yếu lí lịch hay trong các cuộc phỏng vấn. Bạn có muốn đó là những lí do nào không?
Nội dung bài viết
- 1. Không chấp nhận được cách làm việc của sếp/quản lý (23%)
- 2. Không hài lòng về giờ làm việc và môi trường (14%)
- 3. Không hoà hợp với đồng nghiệp/tiền bối/hậu bối (13%)
- 4. Lương thấp (12%)
- 5. Nội dung công việc không thú vị (9%)
- 6. Giám đốc là duy nhất (7%)
- 7. Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp (6%)
- 8. Chính sách quản lý và tình hình kinh doanh của công ty thay đổi (6%)
- 9. Cải thiện sự nghiệp của mình (6%)
- 10. Đánh giá chưa đầy đủ (4%)
1. Không chấp nhận được cách làm việc của sếp/quản lý (23%)
Nam giới 21 tuổi: Sếp của bộ phận tôi nhận hết mọi thành tích dù cho đó là sự cố gắng của cấp dưới, tuy nhiên mọi lỗi lầm của mình lại dồn hết cho cấp dưới… Khi tâm trạng không vui sẽ tập hợp các thành viên trong bộ phận và chỉ trích liên tục trong 2 tiếng đồng hồ, giả vờ đi gặp khách hàng rồi về nhà… Làm việc dưới quyền một người chỉ luôn gây căng thẳng cho cấp dưới nên tôi quyết định chuyển việc.
Nữ giới 27 tuổi ngành sản xuất: Sếp của tôi là có nhiều khách hàng là nhân viên kinh doanh và tôi cũng được giao trách nhiệm về công việc. Nhưng khi có vấn đề xảy ra sếp luôn hét lên “Cô đang làm gì vậy!”. Tôi đã nộp đơn nghỉ việc vì tôi nghĩ rằng tôi sẽ bị buộc phải làm nhiều việc hơn hiện tại.
Nữ giới 31 tuổi ngành bán lẻ: Tôi phụ trách kế toán, nhưng tôi thấy không thể chấp nhận việc giám đốc luôn bỏ qua các luật lệ. Giám đốc luôn mang theo một đống biên lai đã quá thời hạn quyết toán và bắt tôi phải thực hiện thanh toán. Tôi nghỉ việc bởi vì tôi cảm thấy rằng không có tương lai ở 1 công ty không có kỉ luật như vậy.
2. Không hài lòng về giờ làm việc và môi trường (14%)
Nữ giới 25 tuổi công ty thương mại: Kể từ khi vào công ty tôi đã làm thêm giờ hơn 200 tiếng/tháng, kết quả là tôi bị ốm và phải nhập viện. Thậm chí sau khi xuất viện tôi cũng liên tục phải nhập viện và xuất viện vì tai nạn giao thông do thiếu ngủ và làm việc quá sức. Tiền lương chuyển thành chi phí chữa bệnh. Cho dù công việc có tốt đến thế nào đi nữa thì tôi vẫn quyết định rằng nếu cơ thể mình không thể chịu nổi thì phải nghỉ việc.
Nam giới 33 tuổi ngành bất động sản, xây dựng: Lúc phỏng vấn công ty nói rằng mỗi năm chỉ bận 3 tháng nên không có tiền làm thêm và không phải làm thêm giờ. Thế nhưng khi đi làm thực sự thì hầu như cả năm tôi phải làm đến tận khi tàu cuối và làm thêm giờ thì không đếm nổi. Dù tôi đã thương lượng bao nhiêu lần thì tình hình vẫn không cải thiện nên tôi đã tìm kiếm một công việc mới.
3. Không hoà hợp với đồng nghiệp/tiền bối/hậu bối (13%)
Nữ giới 25 tuổi ngành dịch vụ: Hầu hết các thành viên của bộ phận là nữ và tất cả họ đều là những người có kinh nghiệm hơn tôi. Trong giờ làm thì toàn nói chuyện phiếm nên tôi hoàn toàn không thể hoàn thành công việc. Các nhân viên nam luôn để ý đến diện mạo của nhân viên nữ khiến tôi cực kì căng thẳng.
Nữ giới 26 tuổi ngành bất động sản, xây dựng: Luôn có những tin đồn trong công ty như “hôm qua đã cùng ai đó đi uống rượu” hay “có vẻ như họ sẽ đi du lịch vào lần sau”. Nếu không tiết lộ bất kỳ thông tin nào đó thì sẽ bị cho ra rìa. Sự không minh bạch giữa công và tư dữ dội đến mức khiến tôi cảm thấy thông tin về mình bị lộ ra ngoài.
4. Lương thấp (12%)
Nam giới 25 tuổi ngành CNTT: Lương về tay là 180.000 yên trong đó 70.000 yên là tiền làm thêm giờ. Tôi không thể duy trì cuộc sống mà không làm thêm giờ mỗi ngày, vì vậy tôi đã yêu cầu được làm thêm giờ. Bên cạnh đó, mức tăng lương hàng năm chỉ hơn 1.000 yên. Tôi lo lắng về việc cơ thể của mình sẽ chịu đựng được bao lâu khi phải làm thêm giờ hàng ngày, vì vậy tôi quyết định chuyển việc.
Nữ giới 40 tuổi công ty thương mại: Mức tăng lương trung bình ở công ty là khoảng 10.000 yên, nhưng lương cơ bản của tôi vẫn không thay đổi trong 3 năm qua. Tôi nghĩ mình đã đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá nhưng sếp và nhân viên khác lại không công nhận điều đó.
Nữ giới 25 tuổi ngành sản xuất: Có một khoảng cách lớn trong tốc độ tăng lương giữa hai giới và có những công ty ngừng tăng lương cơ bản cho phụ nữ khi đến một độ tuổi nhất định. Tôi tiếp tục vì đó là công việc yêu thích của mình nhưng mức lương chênh lệch ngày càng lớn với các nhân viên nam cùng thời.
5. Nội dung công việc không thú vị (9%)
Nam 39 tuổi ngành sản xuất: Tôi chọn công ty vì tôi muốn lập trình thiết kế điều khiển nhưng công việc duy nhất mà tôi thực sự có thể làm là tạo tài liệu cho các cuộc họp và thuyết trình. Tôi đã cố gắng nhưng động lực làm việc đã giảm xuống.
Nữ giới 24 tuổi: Tôi gia nhập công ty với mong muốn một công việc đề xuất quản lý tài sản theo nhu cầu của khách hàng nhưng trên thực tế tôi phải bán các sản phẩm được công ty giới thiệu theo thời gian và đạt chỉ tiêu đề ra. Khách hàng thường thiếu kiến thức chuyên môn và chúng tôi phải đề xuất những sản phẩm không cần thiết cho họ. Tôi cảm thấy có lỗi với khách hàng vì vậy tôi đã thay đổi công việc sang một công ty khác.
6. Giám đốc là duy nhất (7%)
Nữ giới 29 tuổi ngành dịch vụ: Đó là một công ty do gia đình điều hành và tất cả các quản lý cấp trên đều là người thân của giám đốc. Sếp trực tiếp của tôi cũng là cháu của giám đốc nên tôi không thể từ chối dù bị ép làm thêm giờ một cách vô lý. Cho dù doanh số tăng bao nhiêu thì chỉ những người được giám đốc thích mới được thăng chức.
7. Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp (6%)
Nam giới 33 tuổi công ty thương mại: Làm thêm giờ là chuyện đương nhiên, và nếu bạn muốn nghỉ vì lí do sức khoẻ hoặc nghỉ có lương thì bạn sẽ bị người xung quanh nhìn với ánh mắt chán ghét.
8. Chính sách quản lý và tình hình kinh doanh của công ty thay đổi (6%)
Nam giới 33 tuổi làm tư vấn chuyên môn: Tôi gia nhập công ty với tư cách là một sinh viên mới tốt nghiệp nhưng ngay sau đó việc kinh doanh không đạt nên tôi đã bị cắt tiền thưởng và tiền làm thêm giờ. Tôi đã tiếp tục chịu đựng, tin tưởng vào những lời của quản lý rằng 2 năm sau sẽ tiến bộ nếu tiếp tục cố gắng. Tuy nhiên, sau 7 năm, tình hình kinh doanh vẫn không được cải thiện và tin đồn về việc tái cơ cấu cũng chỉ là lời nói trên miệng.
9. Cải thiện sự nghiệp của mình (6%)
Nữ giới 27 tuổi ngành tài chính: Người ta nói rằng tôi sẽ phụ trách quản lí nhân viên để tận dụng các kỹ năng của một cố vấn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nội dung công việc được đưa ra chỉ là phỏng vấn và làm công việc tuyển dụng như bộ phận nhân sự. Tôi quyết định thay đổi công việc vì nghĩ rằng mình không thể tận dụng được những gì đã học và những kỹ năng của mình.
10. Đánh giá chưa đầy đủ (4%)
Nam giới 28 tuổi ngành sản xuất: Tiêu chuẩn duy nhất để thăng tiến của công ty là số năm phục vụ. Dù bạn có thử sức với công việc mới và đạt được kết quả tốt như thế nào đi chăng nữa thì sự đánh giá đúng đắn cũng sẽ không được thể hiện trong mức lương của bạn, vì vậy bạn sẽ không thể được đánh giá cao hơn những đồng nghiệp và đàn anh lâu năm của mình. Tôi nghỉ việc để tìm một công ty đánh giá cao nỗ lực của tôi.
Từ kết quả này có thể thấy các mối quan hệ giữa con người với con người mới thường là nguyên nhân chính dẫn đến chuyển việc hơn là điều kiện làm việc như tiền lương…
Cách viết lí do nghỉ việc bằng tiếng Nhật trong Sơ yếu lí lịch
Theo rikunabi