Virus corona ở châu Âu có khả năng lây nhiễm mạnh hơn loại ở Vũ Hán

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Kawaoka Yoshihiro thuộc Viện nghiên cứu y khoa Đại học Tokyo và giáo sư Ralph S.Baric thuộc Đại học North Carolina đã công bố nghiên cứu mới về khả năng lây nhiễm của virus corona trên tạp chí khoa học Science của Mỹ vào ngày 13/11.

Các thực nghiệm sử dụng chuột lang cho thấy loại đột biến của virus corona chủng mới đang phổ biến trên thế giới có khả năng lây lan mạnh hơn loại được xác nhận đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

 Virus corona dưới kính hiển vi điện tử của National Institute of Allergy and Infectious Diseases

Virus corona chủng mới lần đầu tiên được thông báo là đã lây nhiễm sang người tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019. Kể từ đó virus này đã lây lan ra toàn thế giới. Trong thời gian đó, loại đột biến “D614G” phát sinh từ “Spike Protein” trên bề mặt virus đã lây lan với tốc độ nhanh hơn loại ban đầu. Tại Nhật Bản, loại đột biến đang tiếp tục lây nhiễm từ tháng 3. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ được sự thay đổi này ảnh hưởng đến bản chất của virus như thế nào.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra loại virus ban đầu và loại virus đột biến bằng kĩ thuật tổng hợp nhân tạo virus trong phòng thí nghiệm. Sử dụng 1 con chuột lang bị viêm phổi giống như khi con người bị nhiễm virus corona chủng mới để xác nhận khả năng nhiễm bệnh. Con chuột lang bị nhiễm corona và 1 con không bị nhiễm bệnh được ghép đôi và lai tạo với không tiếp xúc với nhau bằng khoảng cách lồng 5cm trong không gian nuôi nhốt. 8 cặp được chuẩn bị cho mỗi trường hợp sử dụng loại virus gốc và loại virus đột biến, thực hiện quan sát trong khoảng 1 tuần.

Với cặp sử dụng loại đột biến, 2 ngày sau đó người ta đã tìm thấy virus corona từ mũi của chuột lang trước đây khoẻ mạnh ở 5 trong 8 cặp. Kết quả này sớm hơn 2 ngày so với loại cặp sử dụng virus gốc. Ngoài ra, với thực nghiệm khi cho chuột lang tiếp xúc với cả 2 loại virus cùng một lúc để xem xét mức độ cạnh tranh lây nhiễm cho thấy loại đột biến tăng lên trong cơ thể của chuột lang hơn loại ban đầu.

Giáo sư Kawaoka nói rằng vì đây là thí nghiệm trên động vật nên nhóm nghiên cứu chưa rõ điều tương tự sẽ xảy ra trên con người ở mức nào. Đột biến có thể đã làm thay đổi một chút cấu trúc của Spike Protein, làm tăng khả năng lây nhiễm. Người ta cũng xác nhận rằng “kháng thể trung hòa” có thể ngăn chặn việc nhiễm virus ban đầu có hiệu quả đối với loại đột biến nên có thể mong đợi tác dụng của vắc xin chống lại loại vi rút loại ban đầu và cả loại đột biến.

Tham khảo bài nghiên cứu tại: https://science.sciencemag.org/lookup/doi/10.1126/science.abe8499

Hoạt động hỗ trợ người nước ngoài mất việc do corona của Chính phủ Nhật Bản

 

Theo asahi

Facebook