Những thực tập sinh bị vứt bỏ tại nhà ga

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

“Tôi chạy trốn vì bị bạo hành ở công ty.”

“Tôi bị buộc phải nghỉ việc.”

 

Thực tập sinh mất việc làm

Trong tình hình virus corona vẫn chưa chấm dứt, có không ít thực tập sinh người nước ngoài đã mất việc làm. Phóng viên của đài NHK đã thực hiện phỏng vấn và tìm hiểu tình hình trên. “Hội hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật” – 日越ともいき支援会 là tổ chức phi lợi nhuận (NPO) của Nhật Bản. Ngoài những người đang tá túc, mỗi ngày trụ sở của Hội tại quận Minato, Tokyo lại đón thêm nhiều thực tập sinh Việt Nam đến với 2 tay là vali hành lí. Đại diện của Hội, bà Yoshimizu Rie nói rằng những người đến đây nhờ giúp đỡ là vì họ bị bạo hành tại nơi làm việc hoặc bị buộc thôi việc. Có những thực tập sinh bị vứt bỏ tại nhà ga, đơn cử như anh Nguyễn Đình Thi 25 tuổi.

Anh Thi đến Nhật Bản từ tháng 6 năm 2019 và bắt đầu công việc của thực tập sinh tại công ty xây dựng ở tỉnh Shizuoka. Mục đích của anh Thi là kiếm tiền để hoàn thành ước mơ xây dựng nhà cho bố mẹ ở Việt Nam. Tuy nhiên sau 9 tháng làm việc tại Nhật, đến tháng 3 năm nay anh liên tục nhận được thông báo “Ngày mai nghỉ làm” từ công ty. Do ảnh hưởng của đại dịch corona, công ty xây dựng cũng ngày càng ít việc hơn. Vì vậy mà số ngày anh Thi không được đi làm cũng tăng lên. Đến tháng 4, người phụ trách của nghiệp đoàn đã giới thiệu anh vào công ty thông báo rằng họ đã chuẩn bị chỗ ở cho anh tại Tokyo và muốn anh đến đó. Mặc dù không nắm rõ tình hình nhưng anh Thi vẫn nhanh chóng thu dọn đồ đạc. Người phụ trách đưa anh đến nhà ga tại Shizuoka nhưng để anh tự mua vé đến Tokyo. Khi đến nơi, không có ai đón anh như anh nghĩ.

Thực tập sinh có thể chuyển sang visa Kỹ năng đặc định trái ngành

 

“Tôi muốn về Việt Nam”

Một mình tại Tokyo, không giỏi tiếng Nhật nên anh Thi không biết phải liên hệ với ai. Từ một người chị cũng làm thực tập sinh kĩ năng tại Nhật anh mượn được một ít tiền. Sau đó anh trọ tạm trong khách sạn và sống nhờ sự trợ giúp của bạn bè, có lúc anh ngủ lại ở nhà ga luôn. Tiền tiết kiệm dần cạn kiệt trong thời gian ngắn. “Đột nhiên không có chỗ ở tôi rất khổ sở, tôi đã chuẩn bị tinh thần rằng cuộc sống ở Nhật sẽ khó khăn nhưng không nghĩ nó lại quá sức như thế này. Tôi không tin người Nhật nữa. Tôi muốn về Việt Nam.”

Trên thực tế, người phụ trách nói với anh Thi hãy đến Tokyo thuộc về tổ chức tư nhân gọi chung là “Tổ chức giám sát” giới thiệu thực tập sinh cho các công ty Việt Nam. Các tổ chức này được quy định là phải giới thiệu công ty mới, hỗ trợ thực tập sinh có mong muốn về nước kể cả trong trường hợp thực tập sinh bị sa thải do tình hình công ty gặp khó khăn. Tuy nhiên trước tình hình đại dịch COVID-19, số doanh nghiệp khó khăn và số thực tập sinh bị mất việc tăng lên đột biến khiến Tổ chức giám sát không thể hỗ trợ hết. Liên hệ với người phụ trách của Tổ chức giám sát, phóng viên nhận được giải thích rằng theo mong muốn của thực tập sinh Tổ chức chuẩn bị đưa họ về Việt Nam. Việc đưa thực tập sinh đến Tokyo là để chuẩn bị cho việc trở về nước. Họ không hề biết rằng thực tập sinh bị bỏ lại cho đến khi NPO liên lạc. Vì họ không có liên lạc của thực tập sinh nên không thể biết được tình trạng hiện tại. Tổ chức giám sát không có ý định bỏ rơi họ như vậy. Phóng viên đã cố gắng liên hệ với phía trung gian tại Việt Nam nhưng không thể liên lạc được.

Thực tập sinh người Việt Nam nhận bằng khen vì hành động cứu người

 

Thực tập sinh bị sa thải ngày càng nhiều

Số lượng thực tập sinh bị sa thải do COVID-19 tính đến ngày 18/9/2020 được Cơ quan quản lí lưu trú xuất nhập cảnh Nhật Bản công bố là 3.627 người. Con số này đã tăng gấp 4 lần so với tháng 5/2020 và có xu hướng ngày càng tăng. Trong số này có 1.378 người không tìm được công việc ở công ty mới, chiếm khoảng 40% tổng số thực tập sinh bị sa thải.

Hiện tại anh Thi vẫn đang sống dưới sự bảo hộ của NPO. Việc trở về Việt Nam khá khó khăn bởi các chuyến bay bị hạn chế số lượng và danh sách người chờ để được về nước như anh Thi là rất nhiều. Để đến được Nhật làm việc anh Thi và gia đình đã vay nợ khoảng 130.000 yên, tương đương 260 triệu đồng.

Chế độ thực tập sinh kĩ năng người nước ngoài được bắt đầu dưới danh nghĩa chuyển giao kĩ thuật cho các nước đang phát triển. Hiện tại số lượng thực tập sinh là hơn 410.000 người và trên thực tế họ chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt lao động trầm trọng tại Nhật Bản.

Along The Sea – phim hợp tác về cuộc sống khó khăn của thực tập sinh người Việt tại Nhật

 

Theo NHK

Facebook