“Con bạn đang bị bạo hành!”
Từ một cuộc gọi của cựu nhân viên nhà trẻ nơi con mình đang theo học, phụ huynh đã yêu cầu chính quyền địa phương và nhà trẻ điều tra việc giáo viên bạo hành trẻ em. Sự phát triển cơ sở vật chất đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên toàn nước Nhật giúp số lượng trẻ em phải chờ đợi để vào nhà trẻ xuống mức thấp nhất từ trước đến nay có phải là nguyên nhân?
Đánh tại nhà vệ sinh, ép ăn
Trở về nhà từ trường mẫu giáo được cấp phép, con gái lớn kêu đau má và muốn dán băng cá nhân. Trên má em vẫn còn vết đỏ. Cô giáo mầm non sau đó đã thừa nhận hành vi bạo hành (ảnh do phụ huynh cung cấp đã qua xử lý)
Cuối tháng 2, người mẹ (34 tuổi) giao con gái lớn 3 tuổi của mình cho một trường mẫu giáo tư nhân được cấp phép ở thành phố Fukida, tỉnh Osaka. Sau khi nhận được cuộc gọi từ cực giáo viên của trường kể về việc con gái lớn bị ngược đãi vô cớ đã vô cùng thất vọng. Cô giáo chủ nhiệm đã đánh vào mặt cô bé tại nhà vệ sinh, nhét bánh snack vào miệng bé, khi thay quần áo thì nói những lời lẽ bạo lực như “nhanh lên”, “ồn ào, im đi”…
Người mẹ nhớ lại kể từ tháng 4 năm trước khi bắt đầu học lớp này, cô bé tỏ ra lo lắng khi đến lớp, người mẹ cũng được yêu cầu đón cháu 2 lần vì con bị nôn trong giờ ăn nhẹ. Sau mùa hè, cô bé bắt đầu khóc lóc hoảng loạn trong nhà vệ sinh, hay kêu đau chân tay, có hôm về nhà với bên má sưng đỏ.
Ngoài lời khai về hành vi bạo lực của giáo viên, điều gây sốc cho mọi người là phản ứng của thành phố. Trên thực tế, cựu nhân viên trên cũng đã báo cáo với chính quyền vào thời điểm 3 tuần trước. Tuy nhiên, thành phố chỉ đưa ra yêu cầu xác nhận sự việc và không tiến hành điều tra cho đến khi người mẹ có ý kiến.
Người mẹ đã tự mình thực hiện cuộc khảo sát với 14 giáo viên trường mẫu giáo, bao gồm cả những người đã nghỉ hưu. Kết quả 10 người trả lời rằng “Có xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em”. Thành phố cũng bắt tay vào phỏng vấn trực tiếp và có văn bản hướng dẫn đến nhà trường, yêu cầu cách chức giáo viên chủ nhiệm và tổng kết các biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành tái diễn như đào tạo lại nhân viên…
Một giáo viên làm việc tại nhà trẻ được cấp phép ở Tokyo cũng đã đưa ra ý kiến về tình trạng bạo hành trẻ em trong nhà trẻ tới văn phòng chính quyền địa phương nhưng không được phản hồi. Có giáo viên cố tình tập trung các em nhỏ khác ở bên cạnh em nhỏ đang bị cảm nhưng những đồng nghiệp khác thấy vậy chỉ nhìn và cười.
Thay vì vào cuộc điều tra thì người có trách nhiệm của chính quyền địa phương lại nói rằng: “Đừng nói chuyện này ra bên ngoài vì nó chỉ khiến phụ huynh bất an thôi”. Trong lĩnh vực đang thiếu lao động như chăm sóc trẻ em, dù giáo viên có vấn đề cũng không thể nghỉ việc và phụ huynh cũng không thể trông chờ quá nhiều vào chính quyền.
Sự khác nhau giữa Hoikuen và Yochien ở Nhật
Hệ thống kiểm tra không đầy đủ
Tại sao chuyện này lại xảy ra?
Chính phủ đã thiết lập mục tiêu “không có trẻ em phải chờ đợi để vào nhà trẻ” và tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Vào năm 2013, các chính quyền địa phương đã tích cực phê duyệt các trường mẫu giáo đáp ứng đủ tiêu chí như diện tích phòng và số lượng giáo viên bất kể đơn vị quản lý. Điều này cho phép nhiều bậc cha mẹ yên tâm làm việc nhưng những thay đổi về chất lượng chăm sóc trẻ em đã bắt đầu trở nên đáng chú ý. Tình trạng thiếu giáo viên mẫu giáo trên toàn quốc đã vẫn là căn bệnh kinh niên. Số lượng nhà trẻ buộc phải giao vị trí giáo viên chủ nhiệm cho những người trẻ thiếu kinh nghiệm ngày càng tăng.
Chính quyền địa phương đang lên tiếng yêu cầu lập sổ tay hướng dẫn ứng phó trong trường hợp trẻ em bị bạo hành tại nhà trẻ. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội có phương châm thực hiện khảo sát thực tế lần đầu tiên về cách xử lí của chính quyền địa phương khi nhà trẻ có vấn đề như có bạo hành trẻ em và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc này.
Tổ chức tư nhân Hiệp hội phụ huynh cho các trường mẫu giáo vẫn đang nhận được nhiều cuộc tham vấn về tình trạng lạm dụng và chăm sóc trẻ không hợp lí xảy ra tại các cơ sở được cấp phép. Tuy nhiên ngay cả khi hiệp hội yêu cầu chính quyền địa phương có hướng dẫn thì phía điều hành nhà trẻ vẫn có thể bỏ qua mà không trả lời.
Bạo hành chốn công sở – mặt trái của các doanh nghiệp Nhật Bản
Nam giới là nạn nhân của bạo hành gia đình có xu hướng gia tăng tại Nhật
Theo asahi