Nam giới là nạn nhân của bạo hành gia đình có xu hướng gia tăng tại Nhật

DV (Domestic Violence ) là viết tắt của bạo hành gia đình xảy ra với đối tượng là vợ hoặc chồng. Số vụ DV xảy ra trong năm 2019 được cảnh sát Nhật Bản ghi nhận là 82.207 vụ, tăng 4.725 vụ so với năm 2018 (6,1%). Kể từ năm 2001 khi Luật phòng chống bạo hành được thực thi thì đây là năm có số vụ nhiều nhất. Nguyên nhân là do nạn nhân bị bạo hành âm thầm chịu đựng để cải thiện tình hình và cảnh sát xử lí tích cực hơn.

Chia theo giới tính, nữ giới bị bạo hành là 78,3% nhưng số lượng nam giới bị bạo hành lại có xu hướng tăng dần, trong 2 năm liên tiếp đã vượt quá 20%.

Chia theo độ tuổi:

  • Độ tuổi 30: 27,6%
  • Độ tuổi 40: 24%
  • Độ tuổi 20: 23,6%

Số vụ bị phát hiện là 9.161 vụ, cao nhất trong lịch sử. Chia theo loại DV thì:

  • Bạo hành: 5.384 vụ
  • Làm bị thương: 2.784 vụ
  • Hành vi bạo lực bị xử lí theo luật: 314 vụ
  • Cưỡng ép quan hệ: 127 vụ

Số vụ làm bị thương đối phương đã giảm mạnh còn số vụ bạo hành và vi phạm Luật xử phạt các hành vi bạo lực lại tăng lên.

  • Số vụ giết người: 3
  • Số vụ giết người không thành: 110
  • Số vụ bị thương nặng dẫn đến tử vong: 2

Tìm hiểu về Hikikomori – vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật Bản

Cảnh sát đã thực hiện cảnh cáo, khuyên bảo người bạo hành trong 55.519 vụ. Bên cạnh đó là cho người bị bạo hành mượn đồ phòng thân, hướng dẫn phòng thân trong 74.306 vụ. Số vụ trên tương ứng với việc tăng 1,7 lần và 1,3 lần trong vòng 5 năm qua.

Số vụ theo dõi quấy rối là 20.912 vụ, giảm 644 vụ (3%) so với năm 2018 nhưng vẫn là năm thứ 7 liên tiếp các vụ quấy rối trên 20.000 vụ. Số vụ bị cảnh sát điều tra là 2.355 vụ, giảm 109 vụ (4,4%). Số vụ cảnh sát phải yêu cầu lệnh cấm đối với người theo dõi là 1.375 vụ – cao nhất trong lịch sử cho đến hiện tại, trong đó số vụ có lệnh cấp khẩn cấp là 601.

Người bị bạo hành thường có đặc điểm chung là không nhận ra mình bị bạo hành bởi họ bị kìm hãm trong suy nghĩ do bản thân mình không tốt, tính khí của đối phương thi thoảng không tốt, bình thường đối phương rất hiền lành… Bên cạnh việc hỗ trợ về tinh thần cho những người này khá khó khăn thì người bị hại cũng không muốn người khác biết việc mình bị bạo hành nên dù có nhận ra mình bị bạo hành họ cũng không nói.

Trải nghiệm cuộc sống ở Nhật Bản

 

Theo asahi

bình luận

ページトップに戻る