Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Kể từ khi virus corona bùng phát, ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy người nước ngoài sống ở các khu vực có cộng đồng quốc tế nổi tiếng ở Nhật Bản trở thành đối tượng bị phân biệt đối xử.
Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 5 với khoảng 400 người nước ngoài sống ở tỉnh Fukuoka của tạp chí đa ngôn ngữ Fukuoka Now, khoảng 20% số người được hỏi cho biết họ đã trải qua một số hình thức phân biệt đối xử liên quan đến virus corona.
2 ví dụ tiêu biểu về phân biệt đối xử
Sinh viên quốc tế tại Oita
Một sinh viên Ấn Độ 22 tuổi tại Đại học Ritsumeikan (tỉnh Oita) đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công bằng lời nói khi đang đi quanh ga JR Beppu, tỉnh Oita vào giữa tháng 8. Những lời nói mang tính phân biệt đối xử đến từ 3 nam giới người Nhật độ tuổi 30. Trường đại học của sinh viên này đã thông báo vào ngày 8 tháng trước là một số sinh viên quốc tế của trường được xác nhận là dương tính với virus corona. Tuy nhiên sinh viên trên không nằm trong số đó. Sinh viên đã cố gắng giải thích với 3 người đàn ông đó nhưng bị nói rằng “Chúng tôi đang thực hiện cách ly xã hội. Đi đi!”.
Thành kiến như vậy đối với người nước ngoài được coi là kết quả của sợ hãi quá mức về sự lây nhiễm và sự thiếu hiểu biết của những người ít có cơ hội giao tiếp với cộng đồng quốc tế nơi họ đang sống.
Khoảng 2.700 sinh viên trao đổi tại APU, chiếm gần một nửa số sinh viên nhập học, thường tạo dựng mối quan hệ sâu sắc với cộng đồng địa phương thông qua các công việc bán thời gian và hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên kể từ khi bùng phát virus corona, thành phố đã nhận được báo cáo rằng một số tiệm làm tóc và cơ sở ăn uống đã treo biển từ chối tiếp sinh viên của trường. Đáp lại hành động này, nhà trường ngay lập tức thiết lập việc phân phát khoảng 1.500 thông báo cho các cơ sở kinh doanh để nhắc nhở rằng “Chống lại virus chứ không phải con người!”
Bí quyết đạt được điểm số cao trong kì thi JLPT mọi trình độ
Người kinh doanh tại Kanagawa
Một số cơ sở kinh doanh ở Khu phố Tàu Yokohama cũng cho biết vào tháng 3 đã nhận được thư với nội dung tiêu cực đổ lỗi cho người Trung Quốc về sự bùng phát virus corona. Một trong số những lời nhắn của các thư đó là “Biến khỏi nước Nhật đi!”.
Chuyên gia nói gì?
Ông Toshihiro Menju, giám đốc điều hành kiêm giám đốc chương trình tại Trung tâm Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tin rằng việc tạo điều kiện để người dân địa phương và người nước ngoài có cơ hội giao lưu là giải pháp để xóa bỏ phân biệt đối xử và định kiến.
Ông Menju nói “Chính quyền địa phương nên đối xử với cư dân nước ngoài theo cách giống như cư dân Nhật Bản và làm rõ các hướng dẫn cũng như chính sách khác của họ.
Thực tập sinh người Việt Nam nhận bằng khen vì hành động cứu người
Giải pháp mở thẻ tín dụng dành cho người Việt tại Nhật – J Trust Global Card
Theo The Mainichi
bình luận