Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Trước diễn biến kéo dài của dịch bệnh corona, số người đeo khẩu trang khi chạy bộ ngày càng tăng. Tuy nhiên các chuyên gia đưa ra quan điểm rằng điều này khá nguy hiểm. Vậy có nên bỏ khẩu trang khi chạy bộ không?
Ngày 1/7, Hiệp hội y học thể thao lâm sàng Nhật Bản và Hiệp hội trị liệu thể dục lâm sàng Nhật Bản đã đưa ra tuyên bố chung rằng “Không nên đeo khẩu trang hoặc khăn che miệng và mũi trong khi tập thể dục ngoài trời”. Điều này dựa trên thực tế là có trường hợp tử vong ở nước ngoài do nguy cơ say nắng và suy hô hấp. Virus corona được cho là không lây nhiễm khi 2 người đối diện lướt qua nhau. Chỉ cần chú ý khoảng cách với người khác, thực hiện phòng tránh nhiễm bệnh ở nơi thay đồ thì tập thể dục chính là biện pháp hiệu quả để chống lại căng thẳng trong cuộc sống hiện nay.
Những điều cần biết để bảo vệ trẻ em khỏi bị say nắng trong mùa hè
Trước đó vào tháng 6 Tổ chức y tế thế giới WHO cũng tuyên bố trên Twitter rằng nên hạn chế đeo khẩu trang trong khi tập thể dục. Điều quan trọng nhất là cần giữ khoảng cách với người khác trên 1m. Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Nhật Bản cũng đề xuất rằng khi chạy bộ không nhất thiết phải đeo khẩu trang.
Có 2 nguyên chính được đưa ra cho kết luận đeo khẩu trang khi tập thể dục là nguy hiểm:
- CG (đồ hoạ máy tính) mô phỏng sự lây lan hơi thở của người chạy của các nhà nghiên cứu người nước ngoài. CG cho thấy hơi thở sẽ bay và dính vào người ở phía sau người đang chạy. Điều này đã được thông báo trên tivi.
- Giáo sư Yamanaka Shinya của Viện nghiên cứu tế bào iPS Kyoto – người đã nhận giải thưởng Nobel về y học sinh lí học trong 1 video đăng tải ngày 16/4 kêu gọi “cần đeo khẩu trang khi chạy như một quy tắc”, đồng thời thay thế khẩu trang bằng neck gaiter (che được từ mũi đến cổ).
Ngày 27/4, Bộ Thể thao Nhật Bản đã phát đi thông điệp tới chính quyền địa phương kêu gọi người dân đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt kể cả tập thể dục ngoài trời. Tại Chiyoda gần Hoàng cung nơi có rất nhiều lựa chọn để chạy bộ có hẳn poster dán nhằm khuyến khích đeo khẩu trang. Dọc sông Sumida cũng có nhiều biển hiệu viết tay có nội dung “hãy đeo khẩu trang khi chạy bộ”.
5 điều cần làm để phòng chống say nắng mùa hè
Tuy nhiên, giáo sư Ishii Kojiro thuộc Khoa khoa học thể thao và sức khoẻ, Đại học Doshisha đặt ra nghi ngờ rằng CG không đủ để đưa ra phương pháp nghiên cứu và kết quả. Mặc dù CG ngay lập tức bị chỉ trích tại nước ngoài nhưng tại Nhật Bản nó lại gây ra hiểu lầm rằng người chạy bộ làm lây nhiễm virus trên diện rộng. Phó chủ tịch Yamasawa của Hiệp hội y học thể thao lâm sàng Nhật Bản cho biết chạy bộ ngoài trời là vận động có nguy cơ lây nhiễm thấp. Tác hại của việc không vận động còn lớn hơn nhiều. Việc hiểu lầm qua CG là vấn đề vô cùng lớn.
Các nhà khoa học lại lên tiếng nghi ngờ và đến giữa tháng 5 Bộ Thể thao đã tham khảo ý kiến của Hiệp hội y khoa Nhật Bản thay đổi nội dung thông báo mô tả về sự nguy hiểm của say nắng khi đeo khẩu trang. Quận Chiyoda cũng đã gỡ bỏ tờ rơi và chuyển sang kêu gọi tránh chạy bộ tập thể hay theo nhóm trên SNS. Giáo sư Yamanaka cũng chỉ ra rằng mùa hè năm nay sẽ rất nóng, do đó việc đeo khẩu trang khi tập thể dục sẽ làm người đeo có nguy cơ bị say nắng. Khi chạy bộ nên tránh thời điểm nắng gắt, chọn nơi có ít người và bỏ khẩu trang nếu không có người xung quanh, nếu có người thì nên đeo khẩu trang lại.
Thiết kế khẩu trang để đối phó với virus corona và hiện tượng say nắng mùa hè
Theo asahi