Cách sử dụng thật tâm và khách sáo khéo léo trong giao tiếp tiếng Nhật

本音 (thật tâm) và 建前 (khách sáo) là đặc tính của người Nhật Bản mà bạn cần lưu ý nếu đang sống tại quốc gia này. Tuy nhiên nếu không phải là người Nhật bạn sẽ cảm thấy khó hiểu về cách sử dụng 2 từ này trong thực tế.

Trong bài viết này LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn cách dùng 2 từ trên nhé!

 

Đi mua sắm

A: ねえ、このワンピース似合うかな??

Nee, kono wanpisu niaukana

Này tớ có hợp với chiếc váy liền này không?

B: いいんじゃない、今期のトレンドの色だし、かわいいと思うよ。ワンピースはかわいいけど、あまりAさんには似合ってないなだけどこっちの方がAさんの雰囲気に合いそうだね。

Iinjanai, konki no torendo no iro dashi, kawaii to omouyo. (wanpisu wa kawaiikedo, amari A san niwa niattenaina) dakedo kocchi no hou ga A san no funiki ni aisoudane

Cũng được đấy, màu của nó là xu hướng gần đây, tớ nghĩ là dễ thương. Váy liền trông dễ thương nhưng không hợp với A cho lắm nhưng mà cái này hợp với A hơn đấy!

→ Trong trường hợp này, B nghĩ rằng chiếc váy đó đẹp nhưng dường như không hợp với A lắm. Tuy nhiên nếu nói thẳng ra là “không hợp” thì có lẽ A sẽ bị bất ngờ và khó chịu. Do đó đầu tiên vẫn cần khách sáo nói rằng “dễ thương”.

 

Trong công việc

[Văn hoá công sở] Đừng khen ngợi cấp trên

Cấp trên: 今日中にこの仕事を終わらせて欲しいんだ。急で悪いけど残業頼むよ

Kyoujuu ni kono shigoto wo owarasete hoshiinda. Kyu de warui kedo zangyo tanomuyo

Tôi muốn công việc này được hoàn thành trong tháng này. Gấp gáp như vậy là không tốt nhưng mà nhờ cậu làm thêm giờ nhé.

Cấp dưới: はい、勿論です。本当は約束があるので早く帰りたい期待に沿えるように、頑張ります!

Hai, mochiron desu. honto wa yakusoku ga arunode hayaku kaeritai Kitai ni soeru youni, ganbarimasu

Vâng, tất nhiên rồi. Thật sự là có việc nên muốn về sớm, tôi sẽ làm hết sức để đáp lại kì vọng của anh!

→ Trong trường hợp này cấp dưới không thực sự muốn làm thêm giờ vì có hẹn nhưng họ không nói trực tiếp mà thể hiện sự cố gắng của mình với cấp trên.

Nếu bạn có thể vận dụng tốt thật tâm và khách sáo trong công việc nó sẽ dẫn bạn đến thành công.

 

Trong tình yêu

Nữ: 私と仕事どっちが大事なのよ!

Watashi to shigoto docchi ga daiji nanoyo

Giữa em và công việc cái nào quan trọng hơn!

Nam: 勿論、君の方が大事に決まってるじゃないか!

Mochiron, kimi no houga daiji ni kimatteru janaika

Tất nhiên chẳng phải là anh đã quyết em quan trọng hơn à!

→ Nữ giới thường có xu hướng muốn ở cạnh người mà mình yêu mọi lúc nhưng khi nghe được câu hỏi trên, nam giới thực sự nghĩ là thật phiền phức đừng hỏi những câu như vậy. Nam giới coi trọng người yêu cũng như công việc. Nếu bạn quan tâm đến đối phương, tốt nhất là nên tránh những câu hỏi như thế này.

 

Trong hội thoại thường ngày

A: 今日は楽しかったですね。また会いたいですね。

Kyou wa tanoshikatta desune. Mata aitai desune

Hôm nay thật là vui nhỉ. Lần sau lại gặp nhé.

B: 是非!また近々会いましょう、いつでも連絡して下さい!

Zehi! Mata chikajuka aimashou, itsudemo renraku shite kudasai

Tất nhiên rồi! Hẹn gặp lại lần tới nhé, liên hệ với mình bất cứ lúc nào cũng được!

→ Tâm trạng của người A khi mời là:

→ Tâm trạng của người B là:

→ Đây chính là điển hình của cách nói xã giao của người Nhật.

 

Giao tiếp suôn sẻ với 本音, 建前, cách nói xã giao

Khách sáo là kĩ năng cần thiết để giao tiếp trong xã hội. Đương nhiên cũng sẽ có lúc bạn phải nói ra thật lòng của mình. Nếu bạn nghĩ rằng sự việc đó sai thì quan trọng là bạn phải truyền đạt được ý của mình. Trong trường hợp này đừng nói khách sáo, cho dù là công việc hay việc riêng cũng cần nói chuyện nghiêm túc với đối phương.

Đối với kinh doanh, nếu có thể sử dụng tốt 本音 và 建前 thì việc xây dựng mối quan hệ tốt với đối phương là chuyện không quá khó khăn. Mặc dù 2 tính cách này khá đặc trưng cho người Nhật Bản nhưng nếu bạn học được kĩ năng giao tiếp này thì nó sẽ rất có lợi cho chính bản thân bạn đấy!

Lí giải về thật tâm và khách sáo trong xã hội Nhật Bản

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook