Dạo quanh lịch sử Nhật Bản với Sumo: Sumo là gì?

Các bạn đã từng xem Sumo lần nào chưa?

Sumo là môn võ cổ truyền của Nhật Bản quen thuộc với mọi người từ lâu, môn võ này cũng lưu giữ lại rất nhiều nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Thời nay, môn võ này được biến tấu thành một môn thể thao chuyên nghiệp với tên gọi là đấu vật Sumo – Osumo.

 

Sumo là gì?

Sumo là môn võ trong đó người tham gia mỗi trận đấu là 2 người đàn ông để mình trần. Họ sẽ cùng bước vào trong một sân đấu có hình tròn và tiến hành đấu võ bằng tay không. Khi một người đánh bại người còn lại hoặc đẩy người kia ra khỏi vòng tròn, người này sẽ được phán thắng cuộc.

Trong các môn võ khác thì các tuyển thủ sẽ được chia thành các hạng cân tùy theo chiều cao và thể trọng, tuy nhiên trong Sumo thì không chia hạng, bất kể tuổi tác, cân nặng, chiều cao.

 

Banzuke là gì?

Banzuke (番付) là danh sách thứ tự của các đô vật Osumo. Cách gọi chính xác là Banzukehyo (番付表). Trong Osumo, các đô vật sẽ chia thành 6 cấp.

  • Vị trí cao nhất là:

Makuuchi (幕内) → Juryo (十両) → Makushita (幕下) → Sandanme (三段目) → Jonidan (序二段) → Jonokuchi (序ノ口).

  • Cấp cao nhất Makuuchi lại được chia thành 5 bậc, lần lượt từ trên xuống dưới là:

Yokozuna (横綱) → Ozeki (大関) → Sekiwake (関脇) → Komusubi (小結) → Maegashira (前頭).

 

Các đô vật thuộc các thứ hạng sẽ thi lấy số của mình, dựa theo số điểm đó sẽ phân thứ hạng trong từng cấp bậc và quyết định việc thăng cấp hay hạ cấp. Bảng Banzuke ghi lại tất cả vị trí trong từng cấp bậc của các đô vật Sumo.

2 cấp trên cùng là Makuuchi và Juryo được xếp vào hạng Sekitori (関取) để phân biệt với 4 cấp dưới. 3 bậc Ozeki, Sekiwake và Komusubi trong cấp Makuuchi được gọi chung là Sanyaku (三役), Maegashira còn được gọi là Hiramaku (平幕).

 

Gyoji là gì?

Trong đấu vật Sumo chuyên nghiệp, người đảm nhiệm vị trí trọng tài được gọi là Gyoji.

 

Kimari te

Đòn đánh quyết định thắng bại trong một trận đấu Sumo được gọi là Te (手). Đòn đánh được người chiến thắng sử dụng để kết thúc trận đấu được gọi là Kimarite (きまり手). Trước đây, Kimarite thường được gọi bằng tên khác là Shijuhatte (48手), ngày nay thì được gọi thành 82手 (Hachijunite).

Bạn đã nhìn thấy Sumo bao giờ chưa? Hãy đến Ryogoku!

 

Xem Sumo ở đâu?

Các giải đấu Sumo được phát sóng trực tiếp trên kênh NHK. Các buổi biểu diễn được tổ chức 2 tháng 1 lần, được gọi là Honbansho (本場所). Địa điểm ở Tokyo, Nagoya, Osaka và Fukuoka.

<Tokyo> – Tháng 1, 5 và 9

Địa chỉ:

東京両国国技館

東京都墨田区横網1丁目3−28

<Nagoya> – Tháng 7

Địa chỉ:

愛知県体育館(ドルフィンズアリーナ)

愛知県名古屋市中区二の丸1−1

<Osaka> – Tháng 3

Địa chỉ:

大阪府立体育会館(エディオンアリーナ大阪)

大阪府大阪市浪速区難波中3丁目4−36

 

<Kyushu> – Tháng 11

Địa chỉ:

福岡国際センター

福岡県福岡市博多区築港本町2−2

Trong các khoảng thời gian không tổ chức Honbansho thì các buổi lưu diễn gọi là Chiho jungyo (地方巡業) không thường kỳ sẽ được tổ chức nhằm mục đích quảng bá và phát triển Sumo. Gần đây cũng có thêm nhiều buổi lưu diễn ở nước ngoài.

Kì lạ giải đấu khóc sumo của trẻ em tại Aomori

 

Truyền thống không phai nhạt từ thời Edo

Qua bài viết lần này, hẳn các bạn đã hiểu thêm về những quy tắc cơ bản trong Sumo rồi. Đây là môn võ được mệnh danh là môn võ quốc gia và là một phần văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Trải qua lịch sử lâu đời, Osumo dần dần trở thành môn thể thao với luật lệ rõ ràng đồng thời là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của riêng đất nước Nhật Bản.

Từ cách vào sàn đấu, bảng Banzukehyo, các sự kiện, cách ăn mặc,… đều được bảo lưu nguyên vẹn không thay đổi từ thời Edo. Nhìn vào một trận đấu Sumo, bạn có thể thấy được lịch sử Nhật Bản trăm năm về trước hiện lên ngay trước mắt. Nếu có cơ hội, hãy đến tận nơi để tận mắt nhìn thấy phần văn hóa lâu đời của đất nước này. Kể cả khi bạn chưa biết gì về Sumo thì chỉ cần đọc loạt bài này là sẽ hiểu được cơ bản. Vậy nên hãy đón đọc kì tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đô vật Sumo.

Cảm ơn quý độc giả đã đọc tới cuối cùng. Cảm ơn theo phong cách Sumo nào!

Gocchan deshita!!

ごっちゃんでした!!

 

Nếu bạn có hứng thú thì hãy xem thử kênh Youtube chính thức của Hiệp hội Sumo Nhật Bản ↓

https://www.youtube.com/channel/UC6ZZhovRZpUA4VafgBdECZQ/featured

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る