Khi sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản thì việc tìm hiểu về đất nước này là một phần quan trọng trong đó có Hiến pháp. Nhật Bản được hình thành và phát triển dựa trên văn bản bày cũng như người Nhật đang sống và làm việc theo nó.
Tại bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về văn bản pháp luật quan trọng – Hiến pháp cùng với 2 đặc trưng tiêu biểu của nó nhé!
Đặc trưng số 1: Ba nguyên tắc chính
3 nguyên tắc chính này trong tiếng Nhật là 三大原則 – Sandai Gensoku. Nó được hình thành bởi Chủ quyền nhân dân, Chủ nghĩa hoà bình và Tôn trọng quyền con người cơ bản. Hiến Pháp của Nhật được hình thành dựa trên 3 nguyên tắc này do Nhật là một quốc gia dân chủ.
Trong nền dân chủ, thay vì trao quyền cho một người cai trị cụ thể nào đó, tại đây công dân dù nam hay nữ ai cũng nắm giữ quyền. Thêm vào đó, khi cần phải đưa ra một quyết định mang tính chính trị, một quốc gia dân chủ tiến hành việc trưng cầu ý dân. Từ đó, quyết định cuối cùng sẽ được dựa trên lựa chọn có sự ủng hộ của nhiều người nhất.
1, Chủ quyền nhân dân
Điều này có nghĩa là, quyền đưa ra quyết định thuộc về nhân dân. Theo Hiến pháp, Hoàng đế là biểu tượng. Người dân là chủ thể chịu trách niệm về quyền chính trị của mình, các cơ quan, tổ chức chính phủ được thành lập và hoạt động theo ý chí của người dân. Hơn nữa, tại Nhật, các thành viên Quốc hội là người đại diện của dân, được bầu chọn bởi dân và thay mặt người dân quyết định tại Quốc hội.
2, Chủ nghĩa hoà bình
- Xoá bỏ chiến tranh
- Không duy trì hay nắm giữ vũ khí
- Từ chối việc giao chiến
Đây chính là 3 đặc điểm được ghi tại Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản. Việc không sở hữu vũ khí, xóa bỏ chiến tranh được quy định tại Hiến pháp là một điều khá hiếm trên thế giới. Tuy vậy, Nhật vẫn có Lực lượng tự vệ.
3, Tôn trọng quyền con người cơ bản
Quyền con người cơ bản là quyền tự nhiên và vĩnh viễn từ khi sinh ra của con người và không thể bị tước đoạt. Các quyền cơ bản của con người bao gồm quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền xã hội, quyền bầu cử và quyền đòi hỏi.
Đặc trưng số 2: Ba quyền phân lập
Tại Hiến pháp Nhật Bản, Ba quyền phân lập là chế độ cơ bản của đất nước. Nó tương đương với 3 bộ phận là Lập pháp, Hành chính, Tư pháp.
Cụ thể:
- Quyền lập pháp (Quốc hội): lập và ban hành pháp luật
- Quyền tư pháp (Toà án): quyền áp dụng Hiến pháp và pháp luật
- Quyền hành chính (Nội các): quyền thi hành pháp luật
Đây là cơ chế để ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức bởi pháp luật, tư pháp và hành chính một cách độc lập và theo cách có thể giám sát lẫn nhau.
Việc hiểu toàn bộ Hiến pháp của Nhật là điều khá khó khăn. Tuy nhiên với những kiến thức cơ bản ở trên, chúng ta sẽ nắm được phần nào cơ chế của nhà nước cũng như hiểu hơn tin tức hàng ngày của Nhật.
Lời và ý nghĩa của quốc ca Nhật Bản – Kimigayo
Kazuharu (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận