10 thông tin chính xác về virus corona từ WHO

Bên cạnh thông tin dồn dập về sự lây lan của virus corona, những thông tin không chính xác hay các trò lừa bịp liên quan cũng đang lan truyền nhanh chóng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Ngày 4/2, Tổng giám đốc WHO ông Tedros Adhanom kêu gọi các quốc gia ngừng việc hạn chế đi lại và thông thương bởi nó không đúng với các quy định sức khoẻ quốc tế (quy định nhằm xử lí khi có bệnh truyền nhiễm). Tại thời điểm này đã có 22 quốc gia thực hiện hạn chế cấp visa và ngừng các đường bay. Theo như ông giải thích thì các biện pháp trên không đem lại nhiều hiệu quả trên phương diện sức khoẻ cộng đồng mà chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi và sự bất công. Tại Canada phụ huynh ở các trường công lập đã yêu cầu cách li trẻ em trở về từ Trung Quốc. Một nhạc viện ở Rome đã huỷ bỏ các tiết học đối với học sinh là người châu Á (bao gồm cả người Nhật).

Trang chính thức của WHO đã đăng tải một số thông tin liên quan đến virus corona để tất cả mọi người có thông tin chính xác.

1. Việc nhận thư và bưu kiện từ Trung Quốc có an toàn không?

An toàn. Những người nhận bưu điện từ Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm virus. Người ta đã kiểm chứng rằng virus corona không thể tồn tại trong thời gian dài trên thư hay bưu kiện.

 

2. Vật nuôi trong nhà có lây truyền virus corona không?

Trong giai đoạn này chưa có bằng chứng lây nhiễm virus của vật nuôi như chó, mèo… Tuy nhiên sau khi tiếp xúc với vật nuôi mọi người đều cần rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng. Rửa tay là cách để ngăn ngừa sự lây nhiễm của nhiều vi khuẩn như Ecoli, khuẩn salmonela…

 

3. Vắc xin viêm phổi có tác dụng với virus corona không?

Không. Vắc xin phế cầu khuẩn, vắc xin Hib không có hiệu quả với virus corona. Đây là loại virus mới và khác lạ nên cần có vắc xin đặc biệt cho nó và các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

 

4. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lí có giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh không?

Không. Không có bằng chứng nào cho việc ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách này.

 

5. Súc miệng bằng nước súc miệng có có giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh không?

Không. Không có bằng chứng nào cho việc ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng việc súc miệng. Một số loại nước súc miệng có thể loại bỏ một số mầm bệnh trong nước bọt trong vòng vài phút nhưng không có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh từ virus corona.

 

6. Ăn tỏi có giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh không?

Tỏi là thực phẩm tốt có đặc tính kháng khuẩn nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh.

 

7. Thoa dầu mè có giúp ngăn ngừa virus corona xâm nhập vào cơ thể không?

Không. Dầu mè không tiêu diệt được virus corona. Có 1 số chất khử trừng hoá học như ethanol 75% hay thuốc tẩy có thể tiêu diệt virus bám trên bề mặt cơ thể. Tuy nhiên dù có thoa chất khử trùng lên da và dưới mũi thì cũng không có tác dụng với virus. Ngược lại sẽ rất nguy hiểm nếu thoa các hoá chất không rõ tác dụng hay nguồn gốc lên da.

 

8. Virus corona ảnh hưởng đến người già hay người trẻ?

Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm virus. Tuy nhiên người già hay những người có bệnh từ trước như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim… có khả năng bị bệnh nặng hơn.

 

9. Kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị virus corona không?

Không. Kháng sinh chống lại vi khuẩn chứ không phải virus. Do đó không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị virus corona.

 

10. Đã có thuốc ngăn ngừa hoặc điều trị virus corona chưa?

Chưa. Hiện tại các nhà khoa học đang nghiên cứu một số biện pháp trị bệnh và cần phải có thử nghiệm lâm sàng. WHO đang hỗ trợ đẩy nanh tốc độ nghiên cứu phát triển.

Natto – Món ăn tốt cho sức khoẻ

Dịch vụ phổ biến trong du lịch kết hợp y tế “kiểm tra sức khoẻ toàn diện” hay “Ningendokku”

 

Theo WHO

bình luận

ページトップに戻る