Làm việc ở Nhật: 3 điểm cần chú ý khi lao động ở các ngành chế tạo – sản xuất

Một số ngành nghề tiêu biểu mà các thực tập sinh người nước ngoài ở Nhật đang làm là xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản, chế biến thực phẩm, sản xuất, chế tạo… Trong đó nhiều ngành nghề cần phải sử dụng đến các thiết bị máy móc cỡ lớn từ đó mà có thể phát sinh một số nguy cơ gây ra tai nạn trong lao động.

Thực tập sinh Việt Nam kiện doanh nghiệp ở Fukushima vì bị bắt khử nhiễm phóng xạ
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia lao động ở các ngành sản xuất chế tạo ở Nhật hãy cùng nắm rõ 3 điểm sau đây.

Phòng chống sốc nhiệt ngay cả khi không phải ngày hè

Những năm gần đây, có thời điểm nhiệt độ mùa hè ở Nhật còn cao hơn ở Việt Nam. Số người tử vong do sốc nhiệt ngày nắng nóng đã tăng dần lên.

Thực tế không chỉ các ngành như nông nghiệp hay thuỷ sản mà các ngành chế tạo, sản xuất cũng là nơi có thể xảy ra hiện tượng sốc nhiệt. Nhiệt độ trong các nhà máy vào mùa hè có thể lên tới 40℃ – 50℃. Mặc dù đang trong mùa đông cũng không thể bảo đảm là không có hiện tượng sốc nhiệt. Nếu như phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao cần phải nâng cao ý thức phòng chống sốc nhiệt bằng việc uống nước hay làm mát cho cơ thể. 

Sử dụng nghiêm chỉnh đồ bảo hộ lao động

Khi làm ở môi trường làm việc nguy hiểm cần tuân thủ đúng và đầy đủ về đồ bảo hộ lao động như mũ bảo hiểm, dây cài an toàn… Đây là nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Khi xảy ra tai nạn cần sử dụng các quyền lợi về bảo hiểm lao động như được cứu chữa và chăm sóc y tế.

Người lao động cần tuyệt đối không vì những lí do như nóng, khó di chuyển mà không sử dụng đồ bảo hộ lao động. Điều gì xảy ra khi không mang đủ đồ bảo hộ lao động mà gặp tai nạn ? Trong trường hợp này sẽ không thể sử dụng bảo hiểm lao động, tệ nhất là người lao động sẽ phải trả toàn bộ chi phí y tế phát sinh.

Nắm vững và phát huy KYT

KYT là viết tắt của 危険予知トレーニング (kiken yochi toreningu – Đào tạo dự báo nguy hiểm). Đây là một thiết bị được đưa vào sử dụng ở nơi làm việc có nhiều nguy hiểm. Nó bao gồm các biển báo, poster chú ý, trao đổi tư vấn để có thể dự đoán được nguy hiểm nhằm nâng cao ý thức của người lao động. 

Tuỳ vào từng công ty mà cách thức thông báo, chia sẻ thông tin liên quan đến KYT có thể khác nhau nhưng đây chắc chắn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ra nếu sử dụng kết với ヒヤリ・ハット (hiyari hatto) thì hiệu quả của KYT sẽ cao hơn. ヒヤリ・ハット là 2 từ trong tiếng Nhật thốt ra khi hoảng hốt, sợ hãi trước một việc gì đó suýt nữa thì xảy ra. Khi ghi nhận được số lần mà người lao động nói ra trong quá trình làm việc, dữ liệu này có thể được chia sẻ và hệ thống biết được rằng đó là một tình huống nguy hiểm. Căn cứ vào đó mà ý thức KYT của người lao động được nâng cao.
Dù là công việc  gì đi chăng nữa đều có kèm theo nguy hiểm ở mức độ lớn nhỏ. Hãy nhớ an toàn là ưu tiên hàng đầu khi lao động để có thể đảm bảo cho chính bản thân, người khác và công ty.

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

MTWアキ (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook