Từ tháng 10 năm 2019, Nhật Bản đã tăng mức thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% có tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các trung tâm mua sắm hay khu vực ăn uống. Tuy nhiên một bất ngờ là đồ uống không cồn lại có doanh thu khá lạc quan. Tại sao lại như vậy, hãy cùng theo dõi đoạn phỏng vấn ngắn của đài NHK dưới đây nhé!
Chính sách mới của combini khi thuế tiêu dùng tăng dành cho khách hàng
Hỏi: Việc thuế tiêu dùng tăng và đồ uống không cồn có liên quan gì đến nhau không?
Đáp: Khi thuế tiêu dùng tăng các đồ uống có cồn áp dụng mức thuế suất mới là 10%. Tuy nhiên, các đồ uống không cồn lại nằm trong sản phẩm áp dụng thuế điều chỉnh là 8%. Sự khác nhau 2% này là tương đối lớn.
Hỏi: Đúng là thực phẩm ở các siêu thị không tăng về thuế mà đồ uống có cồn lại tăng thuế tiêu dùng nhỉ?
Đáp: Có một khảo sát đáng quan tâm đó là lượng bán ra của các đồ uống không cồn so với cùng kì năm trước toàn ngành tăng tới 16%. Cùng với ý thức tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của người dân ngày càng tăng cộng thêm sự chênh lệch trong thuế tiêu dùng lại càng làm cho đồ uống không cồn dành được nhiều sự quan tâm hơn.
Hỏi: Tình hình kinh doanh của rượu sẽ tiến triển như thế nào?
Đáp: Theo các chuyên gia thì hành vi tiêu dùng của người dân có thể sẽ phân thành hai cực:
- Với những người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm thì ngay cả các sản phẩm yêu thích cũng có thể bị gạch bỏ khỏi danh sách mua sắm. Từ đó người dân có thể bỏ rượu hoặc chuyển sang đồ uống không cồn.
- Ngược lại những người muốn vừa nhanh say hơn và rẻ hơn sẽ có xu hướng lựa chọn các loại đồ uống có nồng độ cồn cao.
Việc tăng thuế tiêu dùng và chính sách áp dụng thuế điều chỉnh cho một số mặt hàng đã sinh ra sự chênh lệch 2% về thuế. Xu hướng chuyển sang dự trữ đồ uống không cồn trong tủ lạnh của người dân thực sự là một điều thu hút nhiều sự quan tâm.
Cách để được hoàn lại tiền khi thuế tiêu dùng tăng lên 10%
Theo NHK
bình luận