Khi mới vào làm việc ở một công ty Nhật Bản chắc hẳn bạn sẽ muốn tìm hiểu về cấu trúc, sơ đồ của doanh nghiệp đó. Nắm được các chức danh, tiếp đó là vai trò và vị trí của mọi người trong công ty là điều rất cần thiết để bạn có thể làm quen nhanh cũng như có mục tiêu lâu dài trong việc phát triển con đường sự nghiệp của mình.
STT | Chức danh | Đặc điểm |
1 | Kaicho – 会長 (Chủ tịch) | Chức danh dành cho người đã đảm nhiệm vị trí Giám đốc
Có công ty Kaicho có ảnh hưởng lớn nhưng có công ty Kaicho không nắm thực quyền gì mà chỉ là chức danh |
2 | Shacho – 社長 (Giám đốc) | Là người có quyền lực cao nhất, đứng đầu doanh nghiệp
Nhiều trường hợp giám đốc có quyền đại diện nên làm việc với vai trò là Giám đốc đại diện – 代表取締役 (Daihyo Torishimariyaku) |
3 | Fukushacho – 副社長 (Phó Giám đốc) | Là người dưới quyền Giám đốc và trên Phó Giám đốc thường trực
Trong trường hợp Giám đốc không có mặt sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý công việc |
4 | Senmu – 専務 (Chuyên vụ/Phó Giám đốc thường trực) | Là trợ lý cho công việc của Giám đốc và quản lý tổng thể công việc của công ty |
5 | Jomu – 常務 (Thường vụ/Phó giám đốc phụ trách một mảng) | Là trợ lý cho công việc của Giám đốc và quản lý công việc thường ngày ở công ty |
6 | Shishacho – 支社長 (Giám đốc chi nhánh) | Là giám đốc của một chi nhánh thuộc công ty |
7 | Shitencho – 支店長 (Trưởng cửa hàng) | Là quản lý tổng thể một cửa hàng thuộc công ty |
8 | Honbucho – 本部長 (Trưởng phòng cấp cao) | Trưởng phòng quản lý một bộ phận lớn ở trụ sở chính |
9 | Bucho – 部長 (Trưởng bộ phận) | Quản lý chung của một bộ phận |
10 | Jicho – 次長 (Phó bộ phận/Phụ trách bộ phận) | Là người hỗ trợ phụ trách của bộ phận
Tuỳ thuộc vào từng công ty mà có thể được gọi là 補佐 (Hosa – Trợ lý) hoặc 代理 (Dairi – Đại diện) |
11 | Kacho – 課長 (Trưởng phòng) | Trong một công ty Nhật cũng chia thành các phòng (nhỏ hơn Busho – bộ phận). Trưởng phòng là người đại diện và quản lý của một phòng |
12 | Kakaricho – 係長 (Quản lý/Quản đốc) | Là người chịu trách nhiệm quản lý một mảng trong nghiệp vụ của phòng |
Ngoài những chức vụ như trên, một số công ty còn có Shunin (主任 – Chủ nhiệm/người trợ lý của Trưởng phòng) hay Rida (リーダーNhóm trưởng/Quản lý một nhóm nhỏ). Tuỳ vào từng doanh nghiệp, loại hình quy mô mà các chức danh và nội dung công việc của từng chức danh sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung dưới đây là một ví dụ về cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp Nhật:
会長 → 社長 → 副社長 → 専務 → 常務 → 本部長 → 部長 → 次長 → 課長 → 係長
Tham khảo thêm tại: Văn hoá công ty Nhật
[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!
MTWアキ (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.