Cảnh sát Tokyo tăng cường nỗ lực trong việc hỗ trợ đa ngôn ngữ cho người nước ngoài

Một lớp học giao tiếp tiếng Anh đã được tổ chức để đào tạo nhân viên cảnh sát trước Thế vận hội Tokyo 2020. Đây là hoạt động nhằm mục đích cải thiện khả năng chỉ dẫn, xử lý các tình huống khi người nước ngoài thông báo về việc mất cắp, lạc đường… Sở Cảnh sát Metropolitan đã cung cấp cho họ các bài học giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, các nhân viên cảnh sát cũng học về cách sử dụng ứng dụng thông dịch với 29 ngôn ngữ mà họ sẽ sử dụng.

Những nỗ lực này được xem là có thể giảm bớt gánh nặng cho Trung tâm thông dịch của Sở, nơi xử lý các trường hợp cần giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Theo Sở Cảnh sát Metropolitan, trong năm 2018 có khoảng 45.000 trường hợp cần hỗ trợ ngôn ngữ đã gọi tới Trung tâm thông dịch, tăng 50% so với năm trước đó.

Bắt đầu từ tháng 6 năm nay, ứng dụng dịch thuật có khả năng dịch qua âm thanh bằng 9 ngôn ngữ trong đó có tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Việt Nam đã được cài đặt trên tổng 5.000 máy điện thoại. Những chiếc máy này được phân bổ tới các nhân viên cảnh sát thường xuyên tuần tra trong khu vực dân cư. Ứng dụng này còn có khả năng hiển thị bản dịch dưới dạng chữ viết ở 20 ngôn ngữ khác.

Sở Cảnh sát cho biết họ cũng đang tăng cường hoạt động của Trung tâm thông dịch trong suốt thời gian diễn gia kì Đại hội thể thao (được diễn ra từ tháng 7 năm 2020) bằng cách sắp xếp lại các ca làm việc của cảnh sát đang làm việc tại đây. Một cán bộ cảnh sát cấp cao cho biết “Chúng tôi đang cố gắng để du khách có thể tận hưởng chuyến đi của họ một cách thuận lợi nhất”.

Sở cũng mở các lớp học chuyên sâu hàng tháng từ năm 2015 dành cho các nhân viên cảnh sát có trình độ ngoại ngữ nhưng không làm việc tại Trung tâm thông dịch.

Kể từ khi Tokyo được lựa chọn là nơi diễn ra kì đại hội thể thao lớn nhất thế giới vào năm 2020, chính phủ và các công ty tư nhân cho đến các tổ chức cung cấp các dịch vụ giao thông công cộng đã tiến hành nhiều hoạt động chuẩn bị cho việc gia tăng đáng kể của số lượng du khách nước ngoài vào Nhật.

Con dấu – một vật rất quan trọng với cả người nước ngoài tại Nhật

 

Theo The Mainichi 

Facebook