Khi có phấn hoa xuất hiện trong cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng để không cho phấn hoa đi vào bằng cách chảy nước mắt và nước mũi, hắt hơi hoặc xảy ra nghẹt mũi. Những triệu chứng này còn được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa vì chúng chỉ xảy ra vào mùa có phấn hoa.
Tỉ lệ mắc bệnh ước tính tại Tokyo là 50%
Theo khảo sát thực trạng bệnh nhân dị ứng phấn hoa do thành phố Tokyo thực hiện vào năm 2016, tỉ lệ người bị dị ứng phấn hoa sugi là 48,8% (bao gồm cả những người có triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày). Tất cả các nhóm tuổi đều có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với khảo sát năm 2006. Người ta cho rằng nguyên nhân là do lượng phấn hoa phát tán tăng lên, sự chuyển đổi từ sữa mẹ sang thức ăn dinh dưỡng nhân tạo, thói quen sinh hoạt ăn uống theo kiểu phương Tây, ô nhiễm không khí, hút thuốc…
Tuy nhiên, không phải cứ phấn hoa xâm nhập được vào cơ thể là sẽ bị dị ứng phấn hoa. Khi tiếp xúc liên tục với phấn hoa trong thời gian dài, nếu kháng thể chống lại phấn hoa được tạo ra đủ thì khi phấn hoa vào cơ thể, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng như một cách để loại bỏ nó. Đây chính là cơ chế phát bệnh của dị ứng phấn hoa.
Cẩn thận với viêm da do dị ứng phấn hoa
Mối liên quan giữa dị ứng phấn hoa và bơi lội
Ông Kohlhammer của Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ môi trường quốc gia Đức đã thực hiện nghiên cứu về mối liên quan giữa sự phát bệnh dị ứng phấn hoa và việc sử dụng bể bơi có clo. Đối tượng là 2.606 người trưởng thành từ 35 đến 74 tuổi. Những người đi bơi ở bể từ 3 – 11 lần/năm khi còn đi học có khả năng bị dị ứng phấn hoa cao hơn 74% so với những người không đi bơi. Ngoài ra, những người đi bơi ở bể nhiều hơn 1 lần/tuần trong 12 tháng gần nhất có khả năng bị dị ứng phấn hoa cao hơn 32% so với người không đi bơi. Thêm vào đó, những người đã từng sử dụng bể bơi có khả năng bị dị ứng phấn hoa cao hơn 65% so với những người chưa đi bơi ở bể bơi bao giờ. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do ảnh hưởng của nitrogen trichloride NCl3 được giải phóng khi mồ hôi, nước tiểu và các chất hữu cơ khác của người bơi phản ứng lại với nước clo đã được xử lí của bể bơi.
Chính vì thế, nếu bạn là người hay đi bơi hoặc đã từng bơi lội thì khi ở Nhật một thời gian sẽ dễ bị dị ứng phấn hoa hơn những người khác. Do đó hãy chú ý bảo vệ sức khoẻ của mình nhé!
Biện pháp cơ bản phòng ngừa dị ứng phấn hoa
Thông tin được trích từ bài viết của bác sĩ Yamamoto Kana (山本佳奈) sinh năm 1989 tại tỉnh Shiga. Cô là bác sĩ tốt nghiệp Đại học y khoa Shiga năm 2015. Hiện là bác sĩ khoa nội bệnh viện Tokiwakai, nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản trị y tế (MERGI).
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận