Thống kê tại Nhật cho thấy mỗi năm có khoảng 20.000 người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 39 mắc bệnh ung thư. Trong số các bệnh nhân ung thư, thế hệ trẻ từ 15 đến 39 được gọi với cái tên “thế hệ AYA”, viết tắt chữ cái đầu trong từ “Adolescent and Young Adult”. Vấn đề hiện nay chính là so với số lượng bệnh nhân ung thư thì thế hệ AYA chiếm số lượng nhỏ nên hệ thống chăm sóc y tế chưa được hoàn thiện.
Nhóm nghiên cứu trực thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia đã thực hiện thống kê trong 1 năm có bao nhiêu bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư thuộc thế hệ AYA.
Theo dữ liệu mới nhất trong 3 năm liên tiếp tính đến năm 2011 thực hiện thống kê số bệnh nhân ung thư trên tổng dân số, số người được chuẩn đoán bị ung thư trong năm ở độtuổi 15-19 là 900 người, từ 20-29 là 4.200 người, từ 30-39 là 16.300 người. Số bệnh nhân ung thư trong năm của thế hệ AYA là 21.400 người.
Lần đầu tiên thực hiện phân tích loại ung thư nào nhiều nhất theo độ tuổi, người ta phát hiện ra rằng tuổi 15-19 là bệnh bạch cầu, tuổi 20-29 là ung thư tinh hoàn và ung thư buồng trứng, tuổi 30-39 là ung thư vú ở phụ nữ. Bên cạnh đó, khi tuổi tác tăng lên thì số lượng bệnh nhân nữ cũng theo đó mà tăng lên, số lượng bệnh nhân nữ ở độ tuổi 30-39 là 11.200 người, tức là gấp đôi so với nam giới cùng độ tuổi.
Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia mong muốn việc nắm bắt nhu cầu y tế của thế hệ AYA sẽ giúp cải thiện hệ thống chăm sóc y tế trong tương lai.
Nguồn: NHK
bình luận