Những điều cần biết về “Dấu hiệu trợ giúp” và “Văn hoá đi thang cuốn”

Xã hội Nhật Bản đối xử với người khuyết tật rất công bằng và luôn giúp đỡ để họ có thể hoà nhập với cộng đồng. Đơn cử như trong các công ty, kể cả công ty lớn, người khuyết tật vẫn làm việc như những người bình thường và được đối xử công bằng như bao người khác.

Dấu hiệu trợ giúp [/su_heading]

Tại Nhật Bản, “Dấu hiệu trợ giúp” là một chiếc thẻ có màu đỏ, bên trên có dấu chữ thập và trái tim màu trắng, nó được dùng để thông báo rằng người đeo thẻ có vấn đề về sức khoẻ hoặc có khuyết tật cơ thể mà chỉ nhìn qua thì không thể biết được.

Dấu hiệu trợ giúp được thành phố Tokyo đưa vào sử dụng từ năm 2012 và được phát hành rộng rãi trên khắp nước Nhật. Tuy nhiên số người biết về dấu hiệu này lại không nhiều. Một cuộc khảo sát được thực hiện tại Shinjuku cho thấy trong 50 người được hỏi chỉ có 11 người biết về dấu hiệu này.

Điều này thực sự đã khiến cho những người khuyết tật cảm thấy lo lắng bởi điều họ cần không phải là sự khoan dung hay nhường nhịn mà là nhận thức của mọi người đối với một người đang có vấn đề hay không có vấn đề để từ đó đối xử theo lẽ công bằng của xã hội.

Văn hoá đi thang cuốn

Nếu sống ở vùng Kanto (Tokyo, Yokohama…) bạn sẽ thấy mọi người xếp hàng tuần tự để lên thang cuốn ở phía bên trái, phía bên phải là để dành cho những người đang vội và muốn đi nhanh hơn, đây được gọi là “quy tắc ngầm” trong văn hoá đi thang cuốn. Ngược lại ở Osaka, nếu không vội bạn hãy đứng bên phải và nhường phần thang bên trái cho những người đang vội.

Cho dù bạn đứng ở bên trái hay bên phải thang cuốn, hãy luôn nhớ bám vào tay vịn của thang. Việc bám vào tay vịn giúp bạn tránh được nguy hiểm có thể xảy ra khi bị những người va phải hoặc khi xảy ra sự cố khẩn cấp trên thang. Các nhà sản xuất thang cuốn cũng kêu gọi mọi người khi đi thang cuốn phải bám vào tay vịn.

Trong vòng 2 năm tới khi diễn ra Olympic và Paralympic sẽ có rất nhiều người tới Nhật Bản để du lịch cũng như cổ vũ thi đấu. Do đó thay đổi ý thức của người dân cũng như du khách về “Dấu hiệu trợ giúp” và “Văn hoá đi thang cuốn” chính là tạo ra một môi trường an toàn cho tất cả mọi người.

Còn bạn, nếu đang ở Nhật hay sắp đến Nhật, hãy ghi nhớ những điều trên để luôn cư xử thật đúng mực với mọi người nhé!

Nguồn: NHK

Facebook