Khó khăn tài chính của du học sinh tại Nhật Bản

Làm việc quá nhiều du học sinh có thể vi phạm các điều kiện xét visa. Tuy nhiên nếu làm ít, họ có thể không đủ tiền trang trải cuộc sống tại Nhật Bản. Đây là khó khăn mà nhiều du học sinh phải đối mặt và nhiều người trong số đó đã vấp phải những rắc rối.

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Thử sức với đề thi thử miễn phí và bộ 3 đề thi trình độ N5 – N1 tại NIPPON★GO

 

Câu chuyện thực tế của một du học sinh Việt Nam

Một du học sinh Việt Nam sống tại Kobe đã nhận được thông báo rằng cô không được phép gia hạn visa du học từ chi nhánh của Cục lưu trú khu vực Osaka vào ngày 13 tháng 4. Nữ du học sinh này đã hoàn thành chương trình học tại trường Nhật ngữ và dự định học chuyên ngành Kế toán tại một trường chuyên môn.

Du học sinh bị từ chối gia hạn visa vì đã làm việc hơn 28 giờ mỗi tuần. Đây là số giờ tối đa mà du học sinh được phép làm thêm trong 1 tuần theo Luật Kiểm soát nhập cư và Công nhận người tị nạn. Giờ đây, cô đã không thể thực hiện ước mơ theo đuổi ngành kế toán ở Nhật Bản nữa.

Nữ du học sinh này đến Nhật Bản vào tháng 1 năm 2019 theo diện du học. Cô có thu nhập khoảng 150.000 yên (hơn 30 triệu đồng) mỗi tháng bằng việc làm thêm tại 1 nhà máy sản xuất cơm hộp khi học ở trường tiếng. Du học sinh này còn kiếm thêm được 70.000 yên (hơn 14 triệu đồng) tại 1 viện dưỡng lão. Số tiền dùng để trang trải chi phí sinh hoạt và một phần chi phí tại trường cũng như phí nhập học và học phí cho trường chuyên môn là 390.000 yên (hơn 80 triệu đồng), đến hạn thanh toán vào tháng 9 năm 2019.

Du học sinh đã cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm chi tiêu cho đồ ăn và làm 150 giờ 1 tháng. Cô chia sẻ “Tôi biết quy tắc 28 giờ và tôi đã sai khi làm vượt quá số giờ quy định đó nhưng tôi cần tiền để đi học”. Hiện cô không có tư cách lưu trú của một du học sinh mà đã chuyển sang hình thức “hoạt động được bố trí ” vào nửa cuối tháng 5. Hiện cô tiếp tục làm việc tại viện dưỡng lão.

 

Thực trạng

Theo khảo sát của Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản, 75% sinh viên nước ngoài có làm việc bán thời gian (số liệu năm 2017). Ông Toshiaki Torimoto, người đứng đầu 1 tổ chức phi lợi nhuận có các hoạt động nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trụ sở tại Hyogo nhận xét “Các quốc gia như Việt Nam còn nghèo so với Nhật Bản và có nhiều du học sinh không có học bổng hoặc hỗ trợ từ phía gia đình. Thực tế là họ phải tự kiếm tiền để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập”.

Số lượng sinh viên nước ngoài ở Nhật Bản đang tăng lên, bao gồm cả những người đến từ Việt Nam, Nepal và Myanmar. Chỉ hơn 10.000 người trong số họ ở tỉnh Hyogo. Họ đã và đang tham gia hỗ trợ xã hội Nhật Bản với tư cách là nhân viên bán thời gian ở các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng và cũng là cách để họ trang trải cho cuộc sống du học. Các du học sinh ở vào những vị thế dễ bị tổn thương khi sống ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ gặp khó khăn về tài chính hoặc có mâu thuẫn với các trường đại học hoặc trường học của họ.

Bạn cần biết!!! Các loại hình visa tại Nhật Bản

Thách thức của việc cấp visa Kỹ năng đặc định

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る