Số liệu cụ thể về hiệu quả khi đeo khẩu trang qua thí nghiệm của Đại học Tokyo

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Kawaoka Yoshihiro (Virus học) thuộc Viện khoa học y tế của Đại học Tokyo đứng đầu đã xác nhận hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm của virus corona chủng mới thông qua thí nghiệm sử dụng ma nơ canh và virus corona thật. Nếu người đang nhiễm bệnh đeo khẩu trang thì đặc biệt hiệu quả. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí khoa học của Hoa Kỳ “mSphere”.

Trong thí nghiệm người ta chuẩn bị 2 đầu ma nơ canh đối đặt đối diện nhau. 1 bên đóng vai trò là người nhiễm bệnh, các giọt bắn chứa virus và vùng không khí xung quanh được thổi ra giống như cơn ho nhẹ. Phía bên kia 1 đầu ma nơ canh khác đeo máy hô hấp nhân tạo để tái hiện việc hít thở, màng gelatin được để trên đường hít thở nhằm đo lượng virus bám vào.

Có 3 loại khẩu trang được sử dụng trong thí nghiệm là:

  • Khẩu trang N95 sử dụng cho nhân viên y tế
  • Khẩu trang y tế
  • Khẩu trang vải

2 ma nơ canh cách nhau 50cm, không đeo khẩu trang và đặt đối diện nhau để đo lượng virus mà người không mắc bệnh hít phải.

  • Người không mắc bệnh không đeo khẩu trang/người mắc bệnh đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải: lượng virus hít vào sẽ tăng 20-40% so với việc người không mắc bệnh đeo khẩu trang. Tỉ lệ này gần như là 0% khi người nhiễm bệnh sử dụng khẩu trang N95
  • Nếu người nhiễm bệnh không đeo khẩu trang/người không mắc bệnh đeo khẩu trang y tế thì lượng virus họ hít vào sẽ hơn 50% so với khi không đeo. Nếu là khẩu trang vải thì tỉ lệ là 60-80%. Nếu là khẩu trang N95 thì tỉ lệ là 10-20%
  • Khi cả 2 người đều đeo khẩu trang vải thì lượng virus hút vào so với khi cả 2 người không đeo khẩu trang sẽ là 30%, nếu là khẩu trang y tế thì tỉ lệ là 20-30%

Khẩu trang N95 cần phải đeo kín sao cho vừa khít với mặt trước khi sử dụng. Nếu có chỗ hở thì tuỳ vào trường hợp nó sẽ không còn tác dụng giống như khẩu trang y tế.

Phân tử virus được phát hiện tại đường thở dù có đeo khẩu trang nhưng cần phải có phân tích xem nó có khả năng gây bệnh không trong thực tế. Giáo sư Kawaoka nói rằng việc tất cả mọi người đeo khẩu trang để phòng bệnh lan rộng là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên cần tránh việc tin tưởng quá mức vào tác dụng của khẩu trang. Khi tiếp xúc với người khác vẫn cần sử dụng các phương pháp khác như giữ khoảng cách an toàn.

Người Nhật đeo khẩu trang không hoàn toàn vì phòng ngừa nhiễm bệnh?

So sánh hiệu quả chống giọt bắn của khẩu trang cotton với khẩu trang vải không dệt

 

Theo ims.u-tokyo

bình luận

ページトップに戻る