Hầu hết mọi người có ý định để tài sản của mình sau khi qua đời cho gia đình nhưng có một lựa chọn khác là quyên góp cho các NPO (Tổ chức phi chính phủ) hay tổ chức công ích để đóng góp cho xã hội. Hành động này trong tiếng Nhật gọi là 遺贈寄付 (Izoukifu – hiến tặng di sản).
Cụ bà phá kỉ lục người cao tuổi nhất Nhật Bản đồng thời là người cao tuổi nhất thế giới
Tại Nhật Bản, số lượng người quan tâm đến hiến tặng di sản ngày càng tăng. Theo tài liệu được Cơ quan Thuế quốc gia công bố theo yêu cầu của NPO法人シーズ, việc hiến tặng di sản năm 2010 là 6,2 tỉ yên và tăng lên 46,7 tỷ yên vào năm 2018.
Hiệp hội thừa kế hiến tặng Nhật Bản do các chuyên gia thừa kế như luật sư thành lập đã thực hiện một cuộc khảo sát về thái độ của 1.000 người ở độ tuổi 50 và 70 vào tháng 8/2020. Kết quả 22,9% số người được hỏi trả lời rằng họ đã cân nhắc việc hiến tặng di sản, tức là cứ 5 người thì có 1 người quan tâm đến nó.
Người ta phỏng đoán rằng nguyên nhân của thực trạng trên là số lượng người độc thân và không có người thừa kế ngày càng tăng. Đồng thời nhận thức về đóng góp xã hội cũng ngày càng tăng.
Vẫn trong khảo sát trên, chỉ 1,2% số người được hỏi cho biết họ đã chuẩn bị sẵn ý định hiến tặng. Mặc dù có hứng thú nhưng vẫn chưa đến mức phải thực hiện ngay. Khi được hỏi về ấn tượng của họ đối với các khoản quyên góp thì 45,7% trả lời rằng đó là “việc của người giàu” và 24,6% trả lời “có ít thông tin và khó hiểu”.
Trong xã hội Nhật Bản nơi dân số đang già đi, thừa kế di sản ngày càng gia tăng. Những người ở độ tuổi độ tuổi 80 đến 90 khi qua dời để lại tài sản cho những người độ tuổi 60 đến 70 là con cái cái họ. Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ tài sản tài của các hộ gia đình độ tuổi 60 trở lên trong tất cả các hộ gia đình là 47,4% vào năm 1999. Con số này là 65,7% vào năm 2014 và sự tập trung tài sản vào các hộ gia đình cao tuổi đang ngày càng được tăng lên.
Tài sản địa phương đang chảy ra thành phố khi con cái sống ở thành thị được thừa hưởng tài sản mà thế hệ cha mẹ đã xây dựng được nông thôn. Viện nghiên cứu Yamato ước tính trong 10 năm kể từ năm 2016, dòng tiền vào nhiều hơn ở thủ đô Tokyo và Osaka, còn dòng tiền ra nhiều hơn ở các tỉnh và Hokkaido.
Hiến tóc – khi tóc của bạn sẽ có ích cho ai đó
Theo NHK
bình luận