Học tiếng Nhật: Phân biệt 3 từ gần nghĩa 浸す- 濡らす – 湿る
Trong bài viết lần này hãy cùng LocoBee tìm hiểu về các từ gần nghĩa 浸す, 濡らす và 湿る xem ý nghĩa và cách dùng của chúng có gì khác nhau nhé. Đây là các từ thuộc bậc N3 và N2. Cùng học về sự khác biệt giữa 3 từ này để sử dụng thật chính xác nào.
Trang thông tin về công việc phái cử JOBNET
Cùng Alpha Resort tìm việc làm thêm ưng ý tại khu nghỉ dưỡng trên toàn Nhật Bản!
浸す
- Đọc: hitasu
- Nghĩa: ngâm, nhúng vào trong nước hoặc chất lỏng để làm ướt.
Ví dụ:
① 切った野菜を水に浸す。
(Kitta yasai wo mizu ni hitasu)
Nghĩa: Rau sau khi cắt thì ngâm vào nước.
② ガーゼを消毒液に浸す。
(Nghĩa: Gaze wo shodokueki ni hitasu)
Thấm ướt băng gạc với dung dịch sát trùng.
Điểm chú ý ở đây là “nhúng ướt đẫm”. Trong trường hợp muốn mô tả hành động nhúng một phần vào trong chất lỏng, dung dịch thì hành đông này được gọi là 付ける (tsukeru), có nghĩa là “chấm”.
濡らす
- Đọc: nurasu
- Nghĩa: làm ẩm, thấm ướt với chất lỏng hoặc nước, làm ướt bằng việc dùng nước hoặc chất lỏng thấm từ ngoài vào
Ví dụ:
① 髪を整えるために、水で濡らす。
(Kami wo totonoeru tame ni, mizu de nurasu)
Nghĩa: Trước khi tỉa tóc cần phải làm ẩm tóc.
② 水でタオルを濡らす。
(Mizu de taoru wo nurasu)
Nghĩa: Làm ẩm khăn bằng nước.
Điểm chú ý ở đây là “thấm nước từ ngoài vào”. Khác với 浸す là hành động nhúng toàn bộ sự vật vào trong nước để làm ướt đẫm, 濡らす lại dùng để chỉ hành động làm ẩm ướt vật thể nhưng nước không ngấm vào bên trong.
湿る
- Đọc: shimeru
- Chỉ trạng thái đang ẩm ướt của sự vật
- Điểm cần chú ý ở đây là nếu chỉ nhìn ở ngoài thì không thể biết được vật thể đó có ẩm ướt hay không. Do đó từ này dùng để mô tả khi nhìn ngoài thì không biết có ẩm hay không mà phải chạm vào mới biết.
Ví dụ:
① この洗濯物は湿っている。
(Kono sentakubutsu wa shimette iru)
Nghĩa: Quần áo vẫn còn ẩm.
② このふとんは湿っている。
(Kono futon ha shimette iru)
Nghĩa: Cái đệm này vẫn còn ẩm.
Trong cả 2 ví dụ đều có ý chỉ rằng quần áo và đệm khi nhìn ở ngoài thì không thể phân biệt được còn ẩm hay đã khô, chỉ khi sờ vào mới biết được là vẫn còn ẩm. Từ này cũng hay được dùng ở thể 湿っている/shimette iru như trong ví dụ.
Hãy cùng ghi nhớ sự khác biệt của 3 từ này để vận dụng vào cuộc sống và các bài thi nhé!
NIPPON★GO với 3 cấp độ sơ – trung cấp dành cho ôn luyện JLPT
[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!
MOTOHASHI (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận