“Khi đeo khẩu trang, bạn cần kiểm tra xem có khe hở giữa hai bên mũi và miệng hay không để đảm bảo đeo khẩu trang đúng cách”
Bệnh viêm phổi do virus corona gây ra đang lan rộng ở Vũ Hán, Trung Quốc, số người chết hiện là 170 người (tính đến 9:00 sáng ngày 30/1). Khả năng virus lây từ người sang người đã được cảnh báo. Tại Nhật Bản cũng ghi nhận một số trường hợp đã mắc bệnh là người Trung Quốc và có cả người Nhật. Trên SNS của Trung Quốc, các tin tức như “nếu không phải khẩu trang N95 thì không có tác dụng gì” đang lan rộng khiến khẩu trang này cháy hàng và xuất hiện thêm các loại khẩu trang giả khác.
Khẩu trang N95 và khẩu trang surgical
Theo thông tin từ một nhà sản xuất khẩu trang lớn, khẩu trang N95 là loại khẩu trang ngăn ngừa hít phải bụi và virus. Tên của nó có nguồn gốc từ việc khẩu trang này đạt tiêu chuẩn của Viện nghiên cứu vệ sinh an toàn lao động Hoa Kỳ (NIOSH), con số 95 có nghĩa là khẩu trang có hiệu quả loại bỏ hơn 95% bụi có đường kính 0,3micrometre. Để dễ tưởng tượng thì 0,3micrometre bằng 1 phần vài trăm phấn hoa tuyết tùng và giống như các hạt bụi có trong khói thuốc lá. Tại Nhật Bản khẩu trang N95 là loại khẩu trang đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đề ra, nó còn được gọi là khẩu trang chống bụi.
Loại khẩu trang surgical thường thấy trong combini và nhà thuốc là khẩu trang sử dụng với mục đích ngăn nước bọt hay nước mũi bay ra từ miệng hoặc mũi, nó không được thiết kế để ngăn hít phải virus hay những thứ tương tự. Các bác sĩ và y tá khoa ngoại thường sử dụng loại khẩu trang này khi kiểm tra đờm của bệnh nhân hoặc phòng bệnh lao để họ không hít vào những thứ dịch, đờm đó. Tuy nhiên khẩu trang này không ngăn được việc hít phải virus trong không khí.
Có thể ngăn ngừa virus corona bằng khẩu trang N95 không?
Khẩu trang N95 có lớp lọc loại bỏ phần tử đường kính 0,3micrometre nhưng virus corona có đường kính là 0,1micrometre. Nếu virus đi qua lỗ lọc thì không thể tránh khỏi việc người dùng hít phải nó.
Một nghiên cứu với đối tượng là nhân viên y tế có tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm cho thấy tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khi đeo khẩu trang N95 và khẩu trang surgical không có nhiều khác biệt. Một thử nghiệm lâm sàng khác đối với cúm cũng cho kết quả là N95 không chiếm ưu thế rõ rệt. Nói cách khác, dù bạn dùng khẩu trang N95 hay surgical thì hiệu quả cũng không khác nhau lắm.
Loại khẩu trang nào có hiệu quả ngừa virus
Theo logic thông thường thì khẩu trang không có tác dụng phòng ngừa virus. Khi đeo khẩu trang bạn sẽ tránh được việc truyền bệnh cho người khác vì nước bọt khi hắt hơi và ho sẽ không phát tán rộng. Trong trường hợp này không quan trọng là bạn đeo khẩu trang loại gì mà là cách bạn đeo như thế nào. Nếu có khe hở giữa mũi và khẩu trang hay giữa miệng và khẩu trang thì hiệu quả sẽ giảm đi một nửa. Điều quan trọng nhất là mỗi người cần chọn kích thước khẩu trang phù hợp với khuôn mặt và đeo chính xác.
Lời khuyên từ bác sĩ đến từ International SOS về cách đeo khẩu trang:
- Che kín miệng và mũi, bảo đảm ít khe hở nhất giữa khẩu trang và mặt
- Không dùng đi dùng lại khẩu trang, không bỏ khẩu trang sử dụng rồi vào túi rồi sử dụng lại.
- Chỉ che mũi hoặc miệng đều không có tác dụng, nó sẽ giống như bạn kéo khẩu trang xuống cằm.
- Rửa tay bằng xà phòng đúng cách, chú ý móng tay, cổ tay và luôn rửa sạch bằng nước. Nếu cần lau khô sử dụng khăn giấy dùng 1 lần.
- Không dùng chung khăn hoặc khăn tay giữa thành viên trong gia đình
- Súc miệng đúng cách sau khi trở về nhà, trước khi ăn, trước khi đi ngủ, sau khi hắt hơi hoặc ho trên phương tiện công cộng
- Nếu hắt hơi mà không có khăn giấy hoặc khẩu trang cần che miệng bằng cách dùng khuỷu tay gập lại, tránh dùng tay che miệng
Theo asahi
bình luận