Đặc trưng của người Nhật: Khiêm tốn

Khiêm tốn có thể nói là tinh thần dân tộc của Nhật Bản. Tuy nhiên nhiều lúc người nước ngoài cảm thấy “khổ sở” khi phải lý giải về sự khiêm tốn này của người Nhật.

Vậy thì hãy cùng LocoBee lý giải 3 khía cạnh về sự khiêm tốn của người Nhật ngay sau đây nhé!

 

Sự khiêm tốn không có nghĩa là thấp hèn

Nhật Bản qua góc nhìn của tác giả truyện tranh người Singapore (kì 2)

Người Nhật thể hiện sự khiêm tốn vì muốn xem trọng, ưu tiên đối phương và hạ mình xuống thấp hơn. Ví dụ trong trường hợp cuộc trò chuyện dưới đây:

  • A: あなたの息子さんは本当に優秀ですね。(anata no musuko san wa honto ni yushu desu ne) 
  • B: いえいえ、私の息子は出来が悪くて皆さんにご迷惑をかけてばかりです。(ie ie, watashi no musuko wa deki ga waruikute minasan ni gomeiwaku wo kakete bakaridesu) 

Nghĩa:

A: Con trai chị thật là ưu tú.

B: Không làm gì có chuyện đó, cháu nó còn kém lắm toàn làm phiền tới mọi người thôi.

Hầu hết người phương Tây ít ai lý giải được cách đáp lời của người B trong đoạn hội thoại trên. Vì họ nghĩ rằng việc nói về con mình như thế là điều không chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu như chỉ nhìn vào phương diện ngôn ngữ thì có thể thấy người B đang hạ thấp con mình nhưng thực tế không phải như vậy. Đây chính là sự khiêm tốn của người Nhật, họ nói về họ hoặc những gì trong gia đình, trong công ty sẽ không phô trương mà hạ thấp xuống.

 

Sự khách khí – không bày ra ý muốn hay điều mình thực sự nghĩ

Có một thời kì tại Nhật mà con người sẽ nói ra điều mình muốn, việc mình muốn làm một cách rõ ràng nhưng phải cách đây vài chục năm. Lúc này người dân Nhật coi trọng tính cá nhân và nhiều người cảm thấy ngưỡng mộ những người.

Người Nhật thấy ngại khi nhường chỗ trên tàu điện?

Hãy cùng xem đoạn hội thoại dưới đây:

  • A: 先日は、うちの子供がお世話になったようでありがとうございます。これはほんの感謝の気持ちの品物です。

(kino wa uchi no kodomo ga osewani natta yo de arigato gozaimasu. kore wa hon no kansha no kimochi no shinamono desu)

  • B: いえいえ、お気持ちだけで結構です。(ie ie okimochi dake de kekko desu) 

Nghĩa:

A: Hôm qua cảm ơn bạn đã giúp đỡ con tôi. Đây là một chút quà thay lời cảm ơn.

B: Đừng làm thế, tôi xin phép nhận tấm lòng của chị thôi là được rồi.

Trong tình huống này dù người B thực tế muốn nhận quà từ người A nhưng cũng nhất định không nói ra vì sự khách khí. Với người Nhật việc mong muốn vật chất là việc đáng xấu hổ nên việc nói ra ý muốn của mình là điều không ai làm. Trong trường hợp này, người Nhật A sẽ tiếp tục trò chuyện như sau:

A: そういわずに、ぜひ受け取ってください。(so iwazu ni zehi uketotte kudasai) 

Nghĩa: Bạn đừng nói thế, hãy vui lòng nhận đi.

Đây chính là cách mà người Nhật thể hiện sự khách khí của mình mà có thể bạn sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày nếu như bạn đang ở Nhật hoặc nơi có người Nhật sống, làm việc.

 

Không nói ra điều mình thực sự nghĩ có phải là do lỗi của tính khiêm tốn?

Người Nhật không giỏi trong việc mở lòng ra và nói chuyện với người khác. Bởi vì suy nghĩ thật sự của bản thân có những lúc là lí do sinh ra sự xích mích, xung đột trong mối quan hệ. Cũng chính vì thế mà theo suy nghĩ của người Nhật, sự khiêm tốn chính là để xung đột không xảy ra, mối quan hệ được suôn sẻ hơn. Từ đó mà dẫn đến sự khiêm tốn, khách sáo, nhường nhịn được hình thành và duy trì trong con người họ. Khi có vấn đề gì xảy ra thì họ thường nhận lỗi về phía mình, tự mình nhượng bộ trước để tránh xung đột phát sinh.

Chúng ta không cần phải bắt chước hay hoà tan bản sắc con người với người khác nhưng khi tìm hiểu hay sinh sống ở một đất nước như Nhật Bản, việc hiểu và tôn trọng đặc trưng tính cách “khiêm nhường” này là điều cần thiết. Các bạn có đồng ý không?

Tiếng Nhật không có trong sách vở: Tiếng Nhật của giới trẻ Nhật Bản (kì 1)

 

MTWアキ (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

 

bình luận

ページトップに戻る