Khó khăn về ngôn ngữ của người nước ngoài tại Nhật

Trong thời gian gần đây, các vụ phạm tội nghiêm trọng do người nước ngoài đến Nhật Bản gây ra đã được báo chí đưa tin ngày càng nhiều. Theo thống kê từ Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, số vụ trộm cắp và hành hung do người nước ngoài gây ra trong năm 2022 theo quốc tịch cho thấy người Việt Nam dẫn đầu với 2.620 vụ trộm cắp (770 người bị bắt).

tội phạm Nhật Bản

Gần đây, một bài viết của ông Edo Kita, người từng làm quản lý tại một cửa hàng giao báo, đã thu hút sự chú ý lớn trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter). Trong bài viết, ông chia sẻ về trải nghiệm hướng dẫn một người lao động Việt Nam với mục tiêu giúp họ làm việc độc lập. Từ quá trình đó, ông nhận ra lý do tại sao nhiều thực tập sinh kỹ năng và du học sinh nước ngoài lại bỏ trốn, ở lại bất hợp pháp và phạm tội.

 

Khó khăn về ngôn ngữ

Edo Kita kể lại rằng người ông hướng dẫn là một lao động Việt Nam có trình độ tiếng Nhật tương đương N4. Người này không thể giao tiếp trôi chảy nếu không sử dụng ứng dụng dịch thuật, và khả năng nói chỉ ở mức như một đứa trẻ mẫu giáo lớn ở Nhật. Edo Kita nhấn mạnh rằng, nếu đặt mình vào vị trí tương tự, một người có trình độ tiếng Anh thấp như vậy sẽ không dám làm việc ở nước ngoài, trừ khi đó là công việc đơn giản không đòi hỏi nhiều kỹ năng ngôn ngữ.

tội phạm ở nhật bản

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các công ty môi giới lao động lại coi thường mức độ phức tạp của công việc phát báo và đưa những lao động này vào Nhật Bản với suy nghĩ rằng công việc này “ai cũng làm được”. Điều này thể hiện sự thiếu hiểu biết về mức độ khó khăn của việc phát báo, nhất là đối với người không quen với chữ Hán và phải dựa vào hình dáng ký tự để nhận biết.

 

Rào cản văn hóa và ngôn ngữ trong công việc

Ông cũng chỉ ra rằng, tiếng Nhật không chỉ phức tạp ở hệ thống chữ viết mà còn ở cách sử dụng từ ngữ đa nghĩa và cách diễn đạt khác nhau. Hơn nữa, hầu như không có người Nhật nào nói tiếng Nhật chuẩn mực như những gì được dạy trong các trường tiếng. Các yếu tố như từ ngữ lai tạo từ tiếng Anh (Katakana) và phương ngữ càng làm cho người nước ngoài cảm thấy khó hiểu và không thể thích nghi.

yêu cầu im lặng

Trong môi trường làm việc, những lao động không thể thích nghi thường bị trách mắng liên tục. Ông Edo Kita nhấn mạnh rằng, nhiều người Nhật không nhận ra họ vô tình sử dụng các từ ngữ hoặc cách diễn đạt khác nhau mỗi lần nhắc nhở, dẫn đến việc người lao động không thể tiếp thu hiệu quả. Điều này khiến người lao động muốn bỏ việc, và khi không có thu nhập, họ dễ rơi vào con đường phạm tội.

 

Kỳ vọng không thực tế từ phía người Nhật

Ông kết luận rằng ngay cả công việc giao báo cũng đầy rẫy khó khăn đối với người lao động nước ngoài, huống chi là những công việc phức tạp hơn như chăm sóc y tế hay làm trong ngành dịch vụ ăn uống. Người Nhật, trong nhiều trường hợp, đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào khả năng của lao động nước ngoài mà không xem xét kỹ lưỡng những rào cản mà họ phải đối mặt.

thực tập sinh

Edo Kita nhận định rằng Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện những chính sách sai lầm. Việc ồ ạt tiếp nhận lao động nước ngoài mà không chuẩn bị kỹ càng về cơ sở hỗ trợ đã dẫn đến nhiều rắc rối. Anh kiến nghị, khi tiếp nhận thực tập sinh, nên yêu cầu trình độ tiếng Nhật ít nhất là N2, để người lao động có thể tra cứu những từ chưa biết bằng tiếng Nhật.

 

Phản ứng của cộng đồng mạng

Nhiều người dùng mạng cũng đồng tình với quan điểm của Edo Kita. Họ cho rằng thất bại của chương trình thực tập sinh kỹ năng là do chỉ tập trung vào điều kiện của lao động nước ngoài mà bỏ qua việc đào tạo kỹ năng cho người Nhật trong vai trò hướng dẫn. Edo Kita hy vọng rằng, thay vì xem lao động nước ngoài như công cụ lao động, các doanh nghiệp và Chính phủ Nhật Bản cần cải thiện cơ chế để cả người lao động lẫn người hướng dẫn có thể làm việc trong một môi trường ít căng thẳng hơn.

công ty Nhật

Ảnh minh họa

Sau tất cả, Edo Kita chia sẻ rằng người đồng nghiệp Việt Nam của anh hiện đã có thể tự giao báo từ đầu đến cuối. “Bạn ấy rất chăm chỉ và là một người tốt. Tôi tin rằng bạn ấy sẽ ngày càng giỏi tiếng Nhật và công việc hơn.” Anh cho biết thêm, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đồng nghiệp người Việt đang nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp khác, giúp bạn ấy ngày càng tự tin hơn trong công việc.

Số vụ việc cảnh sát Nhật cần phiên dịch viên tăng gần 2 lần trong 10 năm

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Nguồn: news.yahoo.co.jp

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る