Nhật Bản luôn nổi tiếng với những ý tưởng sáng tạo không giới hạn, và mũ bảo hiểm hình tô mì udon là một minh chứng sống động cho điều đó. Tại thành phố Kanonji, tỉnh Kagawa, một sản phẩm đầy sáng tạo mang tên “Mũ bảo hiểm Udon/Udon Helmet” đã ra đời, với hình dáng 1 chiếc mũ bảo hiểm nhưng khi lật ngược lại nó giống như một cái bát đựng mì udon. Sản phẩm được phát triển bởi Kawasaki Kako KK, một công ty chuyên sản xuất nhựa tại địa phương, với sự kết hợp giữa công nghệ chế biến nhựa tiên tiến và sự hài hước trong thiết kế.
Nội dung bài viết
Sức hút của “sanuki udon” ở tỉnh Kagawa
Đặc điểm và giá của một chiếc Udon Helmet
Mũ bảo hiểm udon đủ lớn để chứa được lượng mì tương đương với 3 phần mì sống, viền mũ được chia thành các ngăn nhỏ để đựng gia vị. Sản phẩm hiện có 10 màu sắc khác nhau, với giá bán 3.850 yên (khoảng 655.000 đồng), đã bao gồm thuế.
Ảnh Asahi
Mặc dù không được thiết kế để bảo vệ đầu, chiếc mũ vẫn có thể đội được. Các nhà thiết kế đã quyết định sản phẩm sẽ chỉ thú vị nếu nó đủ lớn để vừa với đầu của người trưởng thành. Đặc biệt, mũ bảo hiểm udon còn thân thiện với môi trường, được làm từ nhựa sinh học có nguồn gốc từ thực vật và các tài nguyên hữu cơ tái tạo khác.
Ý tưởng làm tóc để đội mũ bảo hiểm tại Tokyo
Thiết kế và ý tưởng ra đời của Udon Helmet
Ý tưởng bắt nguồn từ 5 năm trước, khi Kawasaki Isao, chủ tịch của Kawasaki Kako, nhận thấy ngành sản xuất nhựa đang đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng về tác động môi trường. Vì nhựa truyền thống được sản xuất từ dầu mỏ – một tài nguyên hữu hạn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ông Kawasaki lo ngại công ty có thể mất đi nguồn khách hàng ổn định. Công ty đã chuyển sang nghiên cứu nhựa sinh học, không phụ thuộc vào dầu mỏ. Năm 2022, họ cho ra mắt sản phẩm hộp khăn ướt từ loại nhựa này. Tuy nhiên, giá thành cao đã khiến sản phẩm không được đón nhận rộng rãi.
Khi tìm kiếm ứng dụng mới cho nhựa sinh học, Kawasaki Kako đã nảy ra ý tưởng tạo ra tô đựng mì udon – món ăn nổi tiếng của tỉnh Kagawa. Trong khi thảo luận với một công ty thiết kế ở Tokyo, Kawasaki đề xuất tô udon cũng có thể đội như mũ, và ý tưởng “mũ bảo hiểm Udon” ra đời từ đó.
Sản phẩm sử dụng Rice Resin – một loại nhựa sinh học làm từ gạo không ăn được, chiếm ít nhất 50% nguyên liệu. Quá trình sản xuất gặp nhiều thách thức, như sự không đồng đều về màu sắc và áp lực trong khâu đúc, nhưng nhóm phát triển đã vượt qua nhờ kinh nghiệm chế biến nhựa lâu năm.
Doanh số tăng trưởng mạnh mẽ
Kể từ khi ra mắt vào tháng 7, mũ bảo hiểm Udon đã được bày bán tại 7 điểm ở tỉnh Kagawa, bao gồm cửa hàng tạm thời và trang web bán lẻ của đội bóng chày Hanshin Tigers. Sản phẩm cũng có mặt tại các khu dịch vụ trên đường cao tốc và khu nghỉ chân ven đường. Hơn 1.000 chiếc đã được bán trong hơn 1 tháng, bao gồm cả phiên bản nhựa truyền thống giá 3.300 yên (đã bao gồm thuế). Tại khu dịch vụ Toyohama trên tuyến đường cao tốc Takamatsu, sản phẩm còn được dùng làm tô đựng mì như dự định ban đầu.
Ông Kawasaki chia sẻ “Chúng tôi không đặt nặng lợi nhuận từ mũ bảo hiểm Udon. Là một nhà sản xuất nhựa, chúng tôi không thể phớt lờ xu hướng giảm nhựa và các vấn đề môi trường. Chúng tôi hy vọng có thể đối mặt với những thách thức này, đồng thời tạo ra những sản phẩm vui nhộn để mọi người biết rằng chúng tôi đang làm gì.”
Ông cũng cho biết công ty đang lên kế hoạch phát triển các sản phẩm từ nhựa sinh học mới và mở rộng thêm các kích cỡ cho mũ bảo hiểm udon trong tương lai.
Người đi xe đạp ở Nhật được yêu cầu đội mũ bảo hiểm từ năm 2023
10 phát minh đẳng cấp thế giới của Nhật Bản
Nguồn: Asahi
Biên tập: LocoBee
bình luận